Hãy sống vui vẻ với những điều ta yêu thích,những điều ta muốn khám phá,những việc ta muốn làm trong khuôn khổ cho phép của thời gian!

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Ngủ thăm (Người Mường Phú Thọ)

Phong tục tập quán

Kỳ 1: Đường lên bản Cỏi
Thật khó có thể tin, người Mường ở Bản Cỏi, Xuân Sơn, Phú Thọ từ hàng ngàn đời nay lại lưu truyền một phong tục hết sức kỳ lạ là tục “cạy cửa… ngủ thăm”. Mỗi khi màn đêm buông, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh trong tư thế chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, cô gái ưng bụng người đến cạy cửa nhà mình, sau 5 – 6 lần ngủ thăm, chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ…
Vốn được nghe từ một người bạn sống trên vùng cao hôm xuống nhà chơi kể lại, tôi cũng bán tin bán nghi, nay nhân có chuyến công tác lên Phú Thọ, tôi thử một phen đi tới bản Cỏi để được tận mắt chứng kiến về cái phong tục diễm tình hoang sơ này cho hả dạ.
Từ trung tâm của thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ) hỏi thăm đường vào bản Cỏi, bác xe ôm với vẻ mặt e ngại nói với tôi: “Bản Cỏi nằm tận cùng của xã Xuân Sơn, còn xa mới tới nơi, mà đường núi khó đi lắm, chú đi phải cẩn thận”. Nghe nói vậy cũng hơi ái ngại, nhưng sức hấp dẫn của tục ngủ thăm kia đã cứ thôi thúc mãnh liệt khiến tôi quyết tâm đi xe tới bản Cỏi cho bằng được.
Quả thật như lời bác xe ôm, đường vào Bản Cỏi liên tục những khúc quanh co, những đoạn dốc dài vài km, xe phải về số 1 ì ạch mãi mới leo hết. Nhất là khi đi vào khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn, do cây cối bao phủ, mặt đường ẩm ướt và trơn trượt, nếu không phải tay lái cứng thật khó có thể đi qua đây được
ngu tham ban coi Khám phá tục Ngủ thăm người Mường Phú Thọ   Kỳ 1
Bản Cói – Xuân Sơn
Mất hơn 2 tiếng đổ đèo leo dốc tôi mới đặt chân được tới được Bản Cỏi, đây là nơi xa nhất của xã Xuân Sơn, khung cảnh hết sức hoang sơ, gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Chỉ có vài chục nóc nhà sàn chụm tập trung dưới những ngọn núi cao chót vót quá tầm mắt. Bản Cỏi một bên giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), mạn kia tựa vào huyện Phù Yên (Sơn La).
Lúc tới nơi trời cũng đã nhá nhem tối, khổ nỗi ở đây lại chẳng có lấy một nhà nghỉ hay phòng trọ cho khách thuê, tôi đành đánh liều vào xin ngủ lại ở một ngôi nhà sàn ở đầu bản. Sau khi giới thiệu, biết tôi là nhà báo, anh chủ nhà năm nay 37 tuổi, tên Hà Văn Dũng rất nhiệt tình mời tôi ở lại, còn gọi vợ lên cùng ngồi để tiếp chuyện.
Sau vài chén trà ấm, tôi mở lời hỏi về tập tục ngủ thăm kỳ lạ, nghe thấy tôi hỏi anh chủ nhà cười khoái chí “ra là nhà báo muốn viết về tập tục cạy cửa… ngủ thăm ở đây à”. Vừa tủm tỉm cười, anh Dũng vừa giải thích cho tôi nghe: “Tục cạy cửa ngủ thăm ở bản Cỏi có từ rất lâu đời rồi, những thiếu nữ đến tuổi cập kê, ban ngày đi làm ngoài đồng, ngoài nương, tối đến thắp một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai trẻ đã để ý cô gái mà mình thích từ trước sẽ tìm đến nhà đó để tìm cơ hội vào cạy cửa để được ngủ thăm.
Nếu thấy đèn trong buồng của cô gái còn sáng nghĩa là cô gái đó vẫn đang chờ đợi người tình, muốn vào nhà, chàng trai phải tự cạy cửa. Khi vào được nhà người tình trong mộng, chàng ta sẽ nằm xuống giường cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn.
Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Vì người Mường ở đây quan niệm rằng: tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó người con trai phải cạy cửa vào tận giường để tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của “ba bề, bốn bên”. Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai.
Việc “vào tận nhà, sà tận giường” đối tượng cũng chính là dịp để người con trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ… Sau nhiều đêm tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết định cho chàng trai đó “ngủ thật” hay không.
Nếu cô gái ưng bụng chàng trai đến ngủ thăm, để được “ngủ thật” cùng nhau, hai người phải thưa với bố, mẹ cả 2 bên gia đình để xem có hợp tuổi không. Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến ở làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu.
Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu để đuổi khéo”. Anh Dũng cũng cho tôi biết, hồi còn trẻ anh cũng đi ngủ thăm suốt, vất vả cạy cửa mãi mới lấy được vợ chứ chả phải chuyện dễ. Để giúp tôi tận mắt chứng kiến phong tục độc đáo này, anh Dũng bảo cậu con trai năm nay 17 tuổi tên Lợi, lát nữa sau bữa cơm sẽ dẫn tôi đi, theo anh Dũng thì tối nào Lợi cũng cùng các trai bản đi cạy cửa các cô sơn nữ trong bản cả.
Bữa cơm thiết đãi khách có thịt gà đồi, măng rừng cùng với rượu sắn đều là những thứ cây nhà lá vườn. Vợ anh Dũng nói với tôi rằng, ở đây giá có nhiều tiền cũng chả biết tiêu gì, vì đồ ăn đều tự cung tự cấp, chỉ thỉnh thoảng mua ít đồ tiêu dùng cho sinh hoạt thôi.
Cơm nước xong xuôi, tôi giục Lợi dẫn đi xem cạy cửa ngủ thăm, Lợi có vẻ phấn khởi nói “anh yên tâm, tí nữa không chỉ cho anh xem, em còn dạy anh cách cạy cửa để vào ngủ thăm nữa”, câu nói của Lợi khiến tôi hết sức vui mừng. Chạy vào nhà mặc chiếc quần dài và cầm theo đèn pin, Lợi đưa tôi đi đến nhà các cô gái trong bản
Đường ở bản Cỏi không có đèn đường gì hết, tối om, nếu không có đèn pin thì ngay cả người trong bản cũng khó mà đi lại, vì lối vào các nhà rất nhỏ lại toàn cây cối rậm rạp. Vừa đi Lợi vừa kể cho tôi rằng cậu ta biết đi cạy cửa từ lúc mới 13 tuổi, rồi cậu ta kể vanh vách tên, tuổi, nhan sắc của từng cô gái trong bản. Lần mò theo ánh sáng của chiếc đèn pin, Lợi dẫn tôi đến nhà của một cô gái tên Nga mà theo Lợi đây là cô gái đã có cảm tình với Lợi rồi.
Thấy phía trước có ánh đèn trong nhà, Lợi hí hửng: “may quá, anh em mình đi sớm nên chưa bị “mất phần””, nói rồi Lợi dặn tôi, không cần nói gì cả, cứ nhìn theo cậu ta là biết cạy cửa ngủ thăm ra sao. Đưa cho tôi đèn pin, Lợi bắt đầu tiến đến trước bậc thềm khẽ nhấc cánh cửa nhà sàn lên, rồi đẩy nhẹ vào trong, tức thì chốt cửa rơi xuống và Lợi vẫy tay ra hiệu cho tôi đi vào cùng.
Vào trong nhà, nhìn thấy tôi đi cùng Lợi, cô gái người Mường tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng sau khi Lợi giới thiệu là người quen dưới xuôi lên chơi, cô gái tên Nga cũng mỉm cười và ra rót nước mời khách. Sau khi khẽ nói vào tai tôi “anh cứ ngồi yên ở ghế nhé, phải tắt đèn không có trai làng lại kéo tới”, Lợi cùng cô gái vén màn, ngồi lên giường tâm sự, lúc này thay vì nói bằng tiếng kinh, Lợi cùng bạn gái trò chuyện bằng tiếng người Mường vì vậy tôi chẳng nghe ra được chữ nào, mà đèn thì cũng tắt nên không nhìn thấy gì hết.
Ngồi một hồi lâu đèn lại bật sáng, Lợi đi xuống khỏi giường và bảo tôi “thôi, mình về đi anh”, chào tạm biệt cô sơn nữ mà lòng tôi không khỏi thấp thỏm vì đã được xem cạy cửa rồi nhưng chưa biết ngủ thăm thế nào. Chắc cũng đoán được tôi còn tò mò, Lợi nói cho tôi hay: “Tối nay em dẫn anh đi để biết cách thức đã, cạy cửa thì anh biết rồi nhé, còn khi vào được giường cùng cô gái rồi, anh phải hàn huyên tâm sự để lấy lòng cô gái, cái này anh là nhà báo chắc giỏi lắm, khi nào cô thấy cô đáp chuyện vui vẻ và nắm tay mình có nghĩa là đã bằng lòng, lúc đó anh cũng có thể nắm tay hoặc ôm để thể hiện tình cảm. Tối nay coi như cho anh đi thử đã, ở lại đây, tối mai em để anh đi cạy cửa ngủ thăm”.
Trở về căn nhà sàn của anh Dũng lúc sương đêm đã bắt đầu giăng kín, cái lạnh vùng cao thấu vào da thịt, tôi chui vội vào chăn cho ấm. Vừa lim dim mắt, tôi vừa nghĩ lại về cái tục tìm kiếm bạn tình kỳ lạ ở nơi hẻo lánh, hoang sơ này, và mong sao nhanh đến tối mai để được thử một lần tự mình cạy cửa… ngủ thăm.
(Còn tiếp)
Theo báo Bưu điện Việt Nam
Phần 2: Tôi đi cạy cửa ngủ thăm
Buổi sáng sau đêm được chàng con trai chủ nhà dẫn đi chứng kiến cảnh ngủ thăm, trong thời gian chờ đợi đến tối để được tận tay cạy cửa nhà sơn nữ, tôi tìm gặp ông Phúc, trưởng bản Cỏi. Khi tôi hỏi ông xem tôi là người bên ngoài đến đi cạy cửa ngủ thăm liệu có vi phạm nội quy gì ở đây không, ông trưởng bản cho biết: “Cậu là người Kinh thì có thể tới cạy cửa bất cứ nhà cô gái nào cậu ưng mắt, miễn là cô ấy vẫn cô đơn chưa có trai bản nào đến nhà ngủ thật, nhưng phải giữ ý tứ và tuyệt đối trong sáng“.
Lúc về tôi kể với cậu thanh niên Lợi, người đã dạy cho tôi “bí kíp” cạy cửa tối hôm trước những gì ông trưởng bản nói, Lợi vui mừng ra mặt nói cho tôi hay: “Thật ra nhà ông trưởng bản cũng có một cô con gái đẹp lắm, ngặt nỗi ông Phúc cho đi học ở dưới xuôi, nên thanh niên ở bản cũng chẳng có cơ hội để bén mảng tới cạy cửa. Nhưng mà anh yên tâm, em đã nhắm cho anh được một cô thuộc dạng “hoa khôi” rồi, tên Thơm, năm nay 16 tuổi, không chỉ em mà nhiều trai bản khác đến cạy cửa rồi nhưng Thơm chưa ưng ai cả, để lần này anh vào xem sao, thành công thì tốt mà không được cũng chả sao vì đâu phải mình anh “bại trận””.
ban coi phu tho Khám phá tục Ngủ thăm người Mường Phú Thọ   Kỳ 2
Bản Cói Xuân Sơn – Phú Thọ
Và rồi màn đêm cũng buông xuống, cả không gian chìm trong một màu đen tĩnh mịch, âm u của núi rừng Tây Bắc. Chỉ thấy tiếng suối ào ào chảy không ngừng nghỉ, văng vẳng đâu đó những âm thanh rên la, gào thét kỳ lạ của thú rừng.
Đêm nay trời bỗng đổ lạnh hơn, khoác thêm chiếc áo sơ mi ra ngoài chiếc áo phông, tôi cùng Lợi bắt đầu cuộc hành trình cạy cửa ngủ thăm. Đường đi đến nhà cô gái người Mường tên Thơm cũng khá xa, theo Lợi cũng phải tới 3km, ngoài ánh sáng từ chiếc đèn pin nạp điện Lợi cầm theo thì chỉ có những đốm sáng yếu ớt cứ lóe lên rồi lại vụt tắt của vô vàn các con đom đóm đang bay nhảy nơi núi rừng này.
Trong lúc đi, nhiều lần tôi bị vấp ngã do đường quá xấu, rất nhiều tảng đá lớn nằm ngổn ngang trên đường vì sạt lở từ trên núi lăn xuống, mà đường cũng ít người đi, nên không ai dọn cả, thành ra muốn đi hết đoạn đường tôi cứ phải áp sát theo phía sau người Lợi như lũ trẻ con vẫn chơi trò “rồng rắn lên mây” vậy.
Từ xa, ánh đèn lờ mờ của vài nóc nhà sàn cũng đã hiện ra, Lợi nói với tôi “phía trước là nhà em Thơm đó anh, bây giờ em soi đèn cho anh đi vào đến gần cửa rồi anh tự mình “tác chiến” nhé, em sang nhà con bé ngay bên cạnh thôi, nếu vào trong mà Thơm không ưng thì anh sang đây gọi em nhé”. Đợi tôi đi đến thềm nhà, Lợi đổi hướng chiếu đèn và đi sang nhà bạn tình của anh chàng, thú thật là khi còn có một mình, tôi cũng hơi lúng túng. “Kể ra có hai đứa, chưa biết còn ỷ lại được cho nó, giờ đơn thương cũng thật ái ngại”. Nghĩ bụng thế nhưng tôi cũng đánh liều bước đến trước cửa, đèn bên trong vẫn sáng, nhưng không thấy có tiếng động gì cả, tôi cố nhớ lại thật chính xác từng hành động cạy cửa của Lợi tối qua, tay tôi bấu vào chỗ gồ lên ở cánh cửa, khẽ tịnh tiến cửa lên phía trên để tạo độ trũng cho then cửa tuột ra và “kịch” tiếng then cửa rơi xuống nền nhà khiến tim tôi cùng lúc đập thình thịch. Vậy là tôi đã vượt qua được cửa ải đầu tiên.
Tôi hít một hơi dài, cố trấn tĩnh lại tinh thần, khẽ đẩy một cánh cửa để vừa đủ lọt người. Tôi bước vào, đảo mắt nhìn một lượt, căn nhà sàn khá rộng, trống trải, rất ít đồ đạc, chỉ có bộ bàn ghế uống nước đặt ở chính giữa và một chiếc dây thép buộc dọc ở góc nhà treo đầy quần áo dân tộc lẫn những bộ quần áo mà người dưới xuôi vẫn hay mặc. Đến khi tôi đủ dũng cảm để lia mắt về phía chiếc phản gỗ buông màn trắng thì cũng là lúc bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cô gái trong tư thế đang vén màn lên một cách ngơ ngác.
Biết Thơm đang khó hiểu vì sự xuất hiện của một chàng thanh niên đeo kính cận, từ đầu tóc cho đến trang phục đều khác xa so với các trai bản, tôi liền nói bằng một giọng trầm ấm nhất có thể “chào em, anh là anh họ của Lợi con chú Dũng mới lên đây, anh là người Kinh, em cho anh ngồi xuống giường với nhé”.
Trái với những lời Lợi nói rằng Thơm rất kén, khéo tôi bị đuổi ngay từ cửa, cô gái mỉm cười nói “anh ngồi đi, nhưng sao anh lại đến nhà em”. Tôi thật thà kể cho Thơm nghe về mục đích của mình là muốn đến đây tìm hiểu về phong tục kỳ lạ cạy cửa ngủ thăm của người Mường một lần cho biết. Cô bé tỏ vẻ rất thích thú lắng nghe và hỏi tôi: “Anh đi một mình như thế không sợ à, lên dân tộc dễ bị chài lắm đấy”. Thấy Thơm đã có vẻ cởi mở, tôi cũng mạnh miệng ‘sợ gì, nếu lỡ có cô gái đẹp như em chài anh cũng muốn”. Nghe vậy, Thơm cười khúc khích.
Quả thật là tôi không tin mình lại may mắn đến vậy, lần đầu cạy cửa lại tìm được một sơn nữ đẹp như trăng rằm, đúng là vẻ đẹp của các cô gái miền núi thật khác với con gái dưới xuôi, Thơm để tóc dài, buộc bằng một chiếc vải lụa màu trắng, mái tóc được rẽ mái ôm gọn gàng quanh viền tai, đôi mắt đen với hàng lông mi rậm. Khuôn mặt trái xoan với má lúm đồng tiền làm nụ cười duyên dáng lạ kì, bảo sao thằng Lợi nói lũ thanh niên quanh bản này mê mẩn Thơm lắm.
Nói chuyện được một lúc, tôi thấy Thơm khẽ mỉm cười bước ra khỏi giường, tôi chưa hiểu chuyện gì, thì thấy ánh đèn chợt vụt tắt. Thơm nói khẽ trong màn đêm, “em tắt điện không lại có người khác vào”. Lúc màn đêm ập tới cũng là khi tôi biết, Thơm cũng có cảm tình với mình nên muốn giữ mình trò chuyện. Trong bóng tối tĩnh lặng đó, tôi nghe rõ từng hơi thở của Thơm, cảm nhận thấy luồng hơi ấm tỏa ra từ người con gái đang ngồi bên cạnh. Bất giác, em nắm tay tôi, bàn tay mềm mại và mát lạnh của sơn nữ làm trái tim tôi cũng loạn nhịp. Tôi không ngờ cái tục lệ này lại mang một màu sắc lãng mạn đến kỳ lạ như vậy.
Với giọng thì thầm, Thơm nói với tôi thật thân tình: “Cái tục cạy cửa ngủ thăm này với trai bản thì thích chứ với con gái như em nhiều lúc cũng mệt lắm, nhiều người đến, dù không thích nhưng vẫn phải tiếp rồi lựa lời để chối từ. Có lúc đuổi mãi còn không chịu về, nhiều lần phải ngồi thi gan đến vài tiếng đồng hồ chẳng nói câu gì. Từng người đến rồi lại đi, không biết bao giờ em mới kiếm được một người để làm chồng”.
Tôi khẽ vỗ về Thơm, em ngả đầu ngon lành bên vai tôi, bất chợt tôi lại nhớ đến lời căn dặn của ông trưởng bản, tôi biết mình phải giữ đúng nét trong sáng của cái tục lệ tìm kiếm bạn tình hoang sơ này. Cũng không biết mình ngồi đó cùng Thơm bao lâu, thấy em dường như đã yên giấc, tôi khẽ đặt em nằm xuống gối, toan xuống giường để ra về, tay tôi lại bị nắm chặt một lần nữa,
Thơm nói: “Anh đi về à”, tôi đặt nhẹ tay lên bên má mịn màng khẽ an ủi: “Anh phải về không chú Dũng lo, rồi anh sẽ quay lại thăm em”.
Bước ra khỏi cửa mà lòng tôi bứt rứt không yên, vậy là tôi đã thực sự biết cạy cửa ngủ thăm nhà sơn nữ, chưa lần nào đi viết mà tôi lại nhập vai đến vậy. Mùi hương từ mái tóc Thơm vẫn còn lan tỏa bên khứu giác, lòng tôi dấy lên một nỗi niềm khó nói thành lời. Lững thững dò dẫm định tìm đường sang nhà bên để gọi thằng Lợi về thì tôi đã thấy nó lao đến trước mặt ‘anh giỏi thế, tán được em Thơm à, sao ngồi lâu thế, em ngồi đợi gần 2 tiếng rồi đấy”, Lợi nói như sợ ai ăn cướp lời.
Tôi hỏi nó “anh tưởng mày chơi bên kia cơ mà” thì được Lợi cho biết, nó không được bạn tình ưng, cố lân la được một lúc thì bố mẹ cô gái kia về, nên nó đành ra đây ngồi đợi tôi.
Đường trở về nhà chú Dũng lần này sao mà nhanh quá, có lẽ vì tôi vẫn miên man với những suy nghĩ về Thơm. Không biết em có thể tìm được cho mình một người chồng yêu thương thực sự không, hay sẽ bị lợi dụng bởi chính cái tục lệ kỳ lạ cạy cửa…ngủ thăm này.
Theo báo Bưu điện Việt Nam

Hát ghẹo

Phong tục tập quán


Hát ghẹo ở huyện Tam Nông và Thanh Sơn cũng như hát xoan đã trở thành sản phẩm riêng của Phú Thọ. Nó mang phong cách đậm đà màu sắc địa phương, phát triển liền mạch theo thời gian. Cứ vậy, hát ghẹo Phú Thọ không bị lẫn với hát ghẹo ở bất cứ nơi nào.
Hát Ghẹo là lối hát tục nước nghĩa (kết nghĩa) trong ngày hội của các làng Nam Cường xã Thanh Uyên, Bảo Vệ xã Hương Nộn (Tam Nông), Hùng Nhĩ ( Thanh Sơn). Họ quan hệ với nhau theo quy định, năm nay làng này mời, năm sau làng kia mời, theo chu kì hai năm đến lượt một lần.
hat gheo phu tho1 Tìm hiểu về Hát Ghẹo Phú Thọ
Hát Ghẹo ngày nay
Nơi sở tại chọn nữ hát, nơi được mời cử một đội nam sang hát. Hát Ghẹo cũng hát trong ngày hội, nhưng không hát ở đình làng như Hát Xoan, mà sau khi tế lễ xong ở đình thì về một gia đình nhà cửa khang trang, sân rộng làm nơi tổ chức hát. Các quan khách, ông Trùm và các anh bên được mời ngồi ở sập hoặc trên giường gian giữa, làng sở tại bà Trùm và các chị trải chiếu ngồi trên nền nhà hoặc trên giường gian bên. Khi hát thường đối đáp hai người nhìn vào mặt nhau vừa hát, vừa thể hiện tình cảm. Dân  làng chỉ vây quanh xem tỏ thái độ tán thưởng không tham gia vào cuộc hát. Hát Ghẹo không có nhạc cụ, trống phách đệm và cũng không có múa, diễn kèm theo.
Mỗi cuộc Hát Ghẹo đều có tổ chức hát thi giữa hai làng nước nghĩa, nhưng không trao giải chỉ để cuộc hát thêm hào hứng, hấp dẫn . Có hai loại thi, thi câu và thi giọng. Để tính điểm họ dùng một cái lạt tre hoặc thanh đóm mỗi lần hát bẻ một khúc gọi là bẻ cò. Bên thua phải lấy trang phục như khăn, áo hoặc một vật nào đó trao cho bên được. Hát xong bên được trả lại các thứ đó cho  bên thua.
Mỗi cuộc Hát Ghẹo từ chập tối đến sáng hôm sau, trọn một đêm.
Về nguồn gốc Hát Ghẹo các cụ nghệ nhân kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý, ruộng đất xấu trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo.
Các cụ Nam Cường  kể : Cách đây lâu lắm  đình làng Nam Cường bị cháy. Dân làng Nam Cường phân nhau đi các nơi có rừng để tìm gỗ quý dựng lại đình. Đi nhiều nơi mà vẫn chưa tìm được gỗ tốt, duy có nhóm lên Vàng ( Thanh Sơn) nơi đồng bào Mường ở mới tìm được gỗ quý. Nhân dân trong bản đã giúp đỡ nhân dân Nam Cường chọn những cây gỗ quý nhất đóng bè thả theo dòng sông Bứa ra sông  Thao về Nam Cường. Khi bè đến Hùng Nhĩ thì bị mắc cạn. Nhân dân Hùng Nhĩ kéo ra giúp đỡ, họ khơi dòng sông đưa được bè gỗ ra khỏi chỗ cạn và cùng ngồi trên bè về Nam Cường. Trong lúc lao động và ngồi trên bè họ hát với nhau. Cảm kích trước lòng tốt của nhân dân Hùng Nhĩ hai làng kết nghĩa với nhau . Từ đó hai bên qua lại thăm nhau hát trong ngày hội thành Hát Ghẹo ( theo Truyện dân gian đất Tổ của Bùi Đình Đô- Dương Huy Thiện).
Mỗi cuộc Hát Ghẹo tổ chức theo trình tự sau.
- Cầu hội diện.  Trước ngày hội khoảng một tháng, làng mời các cụ bô lão trong làng tới họp để bàn tổ chức Hát Ghẹo. Ngày họp này gọi là ” Cầu hội diện”. Quy mô tổ chức hội lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào  năm đó được mùa hay không để quy định dân làng đóng góp. Nếu năm nào được mùa dân đóng góp nhiều thì tổ chức to, mời nước nghĩa đến dự. Năm nào mất mùa thì tổ chức nhỏ không mời nước nghĩa. Khi hội nghị các bô lão quyết định mời nước nghĩa dự, thì các cụ cử hai bà đứng tuổi đã tham gia nhiều lần Hát Ghẹo, thuộc nhiều điệu hát để huấn luyện khoảng từ 15 đến 20 cô gái chọn trong làng tuổi 16-20, không bận bựu gia đình, không có tang, người đẹp hát hay, thông minh biết giao tiếp. Bên được mời cũng cử hai ông đứng tuổi biết nhiều giọng điệu  hướng dẫn tốp trai làng trẻ đẹp hát hay để sang dự, số lượng do bên mời quy định.
-Ví đãi trầu.
Phần mở đầu cuộc hát. Trầu được để vào khay hoặc khăn tay, các chị bưng  đến trước mặt các anh mời bằng Ví mời trầu:
 Nữ hát:             
Miếng trầu để đĩa bưng ra
Xin anh nhận lấy để mà thở than.
Miếng trầu để đĩa bưng ra
Có cau có rễ, lòng đà có vôi .
Hay là trầu héo cau ôi
Mà anh lại để trầu mời không ăn…
Cứ thế các cô gái làng lần lượt mời trầu, nhưng các anh không nhận bằng câu hát :
Nam:
Miếng trầu ăn nặng bằng chì
Ăn thì ăn vậy lấy gì trả ơn.
Nữ :
Miếng trầu ăn nhẹ như bông
Ăn thì ăn vậy nhưng không có gì.
Mời mãi rồi các anh cũng phải nhận trầu và chuyển sang :
- Giọng sổng .
Trên một điệu hát, hai bên đối đáp bằng những lời ca khác nhau. Vì thế người hát ở cả hai bên phải thuộc rất nhiều câu ca dao để vận vào cho hợp.
Vì anh em mới tới đây,
Bỗng dưng chiếu trải màn quây giữa nhà.
Hay như
Anh với em như vợ với chồng,
Như bến với sông, như thuyền với lái…
-Sang giọng ( các điệu vặt )
Đây là phần âm nhạc phong phú nhất của Hát Ghẹo . Ở các phần trên  Ví mời trầu, Giọng sổng thời gian hát được kéo dài là ở lời hát, về âm nhạc chỉ có một điệu dài vài chục ô nhịp. Trên nét nhạc ấy được hát bằng rất nhiều lời khác nhau. Hơn nữa điệu nhạc này cũng rất đơn giản,  giai điệu mang tính hát nói, ngâm ngợi, tiết tấu cũng không có gì đặc biệt.
Theo các cụ nghệ nhân cho biết phần sang giọng này có 36 điệu . Nhạc sĩ Nguyễn Đăng Hoè đã ghi âm được 27 điệu, đây cũng là việc đáng quan tâm cần tiếp tục sưu tầm thêm . Gần đây thực hiện đề tài ” Nghiên cứu, bảo tồn  và phát huy di sản Hát Ghẹo Phú Thọ”, Ngô Thị Xuân Hương ( Chủ nhiệm đề tài) khai thác thêm một điệu Hát Ghẹo mới là Hát đố. Trên tập  Văn nghệ dân gianPhú Thọ, xuất bản 1999, đăng bài Buông áo em ra do cụ Trần Thị Hợi, ở Văn Lang hát, Trần Văn Thục sưu tâm và ghi âm . Ông Thục công bố điệu hát này với hi vọng nhờ các nhạc sĩ cho ý kiến xem có phải là Hát Ghẹo không? Tôi có đọc kĩ, thấy bài này có những nét của Hát ghẹo , nếu tiếp thu ở nơi khác thì cũng đã được Ghẹo hoá. Theo tôi làn điệu này có thể bổ sung vào kho tàng Hát Ghẹo được. Việc làm này của ông Trần Văn Thục đáng quý thể hiện sự trân trọng đối với di sản văn hoá của ông cha ta để lại.
Mỗi điệu hát ở phần Sang giọng này đều là những điệu hát hoàn chỉnh. Nó chứa tất cả những đặc sắc về âm nhạc của Hát Ghẹo. Về giai điệu trong Hát Ghẹo phần nhiều mang tính chất trữ tình, khi du dương bay bổng đằm thắm, khi giãi bày tâm sự, chòng ghẹo, bóng gió…Cùng với cách hát luyến láy mềm mại, rung hơi, rung cổ vang rền nảy hạt làm súc động lòng người. Tiết tấu trong Hát Ghẹo cũng có nhiều âm hình độc đáo, tinh tế.  NS. Nguyễn Đăng Hòe có nhiều năm nghiên cứu Hát Ghẹo đã xuất bản cuốn ” Bước đầu tìm hiểu Hát Ghẹo Vĩnh Phú” năm 1978 đã nhận xét: ”Những loại bài hát này có bản sắc riêng, tính chất riêng, phong cách riêng. Mỗi bài chứa đựng một nội dung tình cảm nhất định không thể lẫn lộn giọng này sang giọng khác, bài này sang bài khác.
Mặc dù kĩ thuật còn đơn giản nhưng nội dung chứa đựng một tình cảm rất dồi dào, cho nên những bài hát ở đây đã đạt đến mức độ cao về nghệ thuật, truyền cảm sâu sắc có thể so sánh với những bài dân ca hay mà chúng ta đã sưu tầm được ở những nơi khác”.
Có những điệu khi được hát lên khắc hoạ rõ nét cảnh sắc vùng đất trung du như điệu Thuyền ai róc rách làm ví dụ. Âm điệu của bài này ta hình dung thấy đồi, gò nhấp nhô, con người được tôn lên hoà cùng với cảnh sắc, thiên nhiên. Ở đây còn thấy những tiếng gọi bạn thân thương, gân gũi, có tiếng róc rách của nước, của cành cây la xuống bên ngòi, khi thuyền luồn lách theo con ngòi nhỏ. Hoặc ở bài Bà rí từ giai điệu đến tiết tấu làm ta cuốn hút lắc lư hào hứng cùng điệu hát.
Người hát ở phần này phải thuộc nhiều điệu, khi hát không cần phải theo thứ tự nào, muốn hát điệu nào trước cũng được, người đáp lại phải hát  đúng điệu ấy chỉ thay bằng lời khác.
Hát hết 36 giọng trời vừa sáng, dân làng dọn cỗ mời các anh ăn, sau đó đến phần hát tiễn chân về quê.
Ví tiễn chân.
Là cuộc hát của các trai gái hai làng tiễn nhau trên đoạn đường dài vài cây số. Họ tiễn nhau bằng những lời hát sâu lắng, quyến luyến chan chứa lòng yêu thương:
Anh về có chốn thở than
Em về ngồi tựa phòng loan một mình.
Hay
Trăm năm gắn bó như nêm
Chữ tình tạc dạ chữ duyên ghi lòng…
Dù bịn rịn, dùng dằng lưu luyến đến đâu chăng nữa cũng phải chia tay. Tình cảm ấy còn mãi trong lòng họ. Có lần cụ Tuân ( nghệ nhân Hát Ghẹo) kể cho tôi nghe : “Sau mỗi cuộc hát chúng tôi nhớ nhau lắm, tuy vẫn thường nhận được tin của nhau nhưng hàng năm chúng tôi tìm mọi cớ để được gặp nhau như, vào Thanh Sơn kiếm củi hoặc ngày mùa vào gặt thuê, hoặc tìm một công việc nào đó chỉ mong để được gặp nhau”. Khi kể lại trong lòng cụ vẫn còn xốn xang, bồi hồi xúc động và cả sự bùi ngùi luyến tiếc một thời Hát Ghẹo đã qua.
Tỉnh Phú Thọ có hai vốn dân ca lâu đời phong phú và đặc sắc, đó là Hát Xoan và Hát Ghẹo. Hát Xoan, vừa qua  Thủ tướng chính giao cho Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ lập hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Theo tôi nghĩ Hát Ghẹo cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm giữ gìn, phát triển vốn dân ca này.
Tác giả: NS.CAO KHẮC THUỲ

Tắm tiên

Phong tục-tập quán


Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?

Với những người đã từng ở Tây Bắc hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo…
tam tien ban coi Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Con gái Thái tắm suối những ngày xưa
Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống đó không được gìn giữ, trưởng bản cười và nói: “Từ hồi làm đường, với bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường gùi nước về tắm tại nhà”.
son nu Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Những cô gái ở bến Thân giờ chỉ còn gùi nước về nhà
Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm: “Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ… thì có lẽ vẫn còn vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”
Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.
xuansondhotoxemay33tv4 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn kéo dài gần 30km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc thôi là sẽ bị những sinh vật này bám vào. Càng đi sâu vào tận cùng xã Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.
Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái nô đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh buổi chiều tà…
Vậy là tôi vào bản Cỏi. Bản Cỏi là nơi cư trú của một bộ phận người Dao Tiền, bản nằm giáp với tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc của Hòa Bình, cả bản hiện có 84 hộ, sinh sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và một số nghề phụ như đánh cá, hái măng, nuôi gà…kinh tế vẫn còn rất nghèo và lạc hậu.
t647881 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Nhà ở bản Cói vẫn đơn sơ như ngày nào…
Đường vào bản Cỏi liên tục những con dốc cao, dài nối tiếp nhau, mất rất nhiều thời gian tôi mới đặt chân được đến nơi. Thật đúng như những gì người dân nói: bản Cỏi thật hoang sơ và yên bình, những nếp nhà sàn ấm cúng tập trung, lọt thỏm giữa rừng rậm, đồi núi trùng trùng, điệp điệp.
Nơi này chưa hề có dấu chân của nền văn minh bước tới, thật khó mà kiếm được sự ồn ào, đua chen như ở thành thị. Khái niệm “nhà nghỉ” không có ở đây nên tôi vào xin nghỉ nhờ ở nhà một người dân ở ngay phía đầu bản. Biết tôi là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi lên, họ rất niềm nở và bảo thích nghỉ bao lâu thì nghỉ, ăn uống cùng gia đình, có gì ăn nấy không phải lo. Thật vui lắm khi vừa mệt lả người sau một cuộc hành trình lại có một chốn để nghỉ ngơi.
Tìm gặp trưởng bản Cỏi là ông Đặng Vĩnh Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống”.
phong+tuc+tam+tien16 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Vẻ đẹp thôn nữ tắm tiên
Nhen nhóm niềm hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng tôi quay trở lại căn nhà sàn để chuẩn bị đồ nghề đi “săn vẻ đẹp tiên nữ”.
May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có cậu con trai tên Lương năm nay vừa đúng 18 tuổi, lúc nói chuyện cậu ta khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”. Tôi thử hỏi có biết chỗ nào có con gái đẹp tắm suối không… thì Lương cười khì khì nói “có đấy, nhưng hơi xa, tít tận ở hang Đất, đường xấu xe máy không đi được, phải đi bộ lâu lắm. Với lại đi nhìn người ta tắm ngại lắm, người ta biết mình rình mò thì xấu mặt”.
Sau khi nói rõ ràng và thuyết phục để cậu trai trẻ hiểu được mục đích của tôi, Lương đồng ý buổi chiều sẽ dẫn tôi đi để được tận mắt chứng kiến sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng. Đúng 5 giờ chiều, tôi và cậu em Lương cuốc bộ từ nhà đi; đoạn đường tới hang suối có “tiên nữ” là đường đồi, dù không dốc nhưng rất lầy lội. Đường lót toàn những phiến đá to ụ, lởm chởm đi bộ còn nhọc, xe máy đi lên đây thì chịu thua.
photo 5701 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Bây giờ các cô gái biết mắc cỡ, ngại ngùng trước ánh mắt người miền xuôi
Vừa đi Lương vừa cho tôi biết, ở bản Cỏi có nhiều chỗ có sơn nữ tắm suối nhưng chỉ có chỗ hang Đất này mới có thể chụp ảnh được vì những người ra đây tắm khi trời vẫn còn chút ánh sáng sắp cạn của một ngày tàn. Mất gần một giờ đi bộ, chúng tôi mới đến được nơi. Sau khi chọn địa điểm thích hợp, tôi ngồi ôm khư khư chiếc máy ảnh chầu chực đợi đến khi “nhân vật chính” xuất đầu lộ diện.
t647888 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Một cô gái Mường chuẩn bị tăm suối
Và rồi cái gì đến cũng đến, khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen: những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất và từ từ trút bỏ xiêm y. Cơ thể đầy đặn, trắng mịn nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời, một vẻ đẹp huyền ảo đã lộ ra trước mắt.
Chiếc váy hoa được các cô gái quấn cẩn thận lên đầu ôm gọn lấy mái tóc, ngâm mình dưới là nước mát lạnh, bờ vai trần trắng ngần thấp thoáng theo những làn sóng nước của con suối.
tam+tien04 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Không để lỡ cơ hội tôi bấm máy theo từng cử chỉ của “tiên nữ”. Những tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy nét đẹp ấy thế nhưng giờ đây vẻ đẹp huyền thoại của núi rừng đang hiện diện thật sống động.
t647886 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
“Pây áp nậm” (tắm suối) vừa xong
Trên đường về, tôi hỏi Lương còn các “sơn nam” trong bản thì tắm ở đâu thì Lương cho biết “đàn ông trong bản thì cứ tiện đâu tắm đấy, nhưng không bao giờ tắm gần bãi tắm của phụ nữ và tuyệt đối không ai đi nhìn trộm sơn nữ tắm cả, đó như một quy luật bất thành văn ở đây”.
Chẳng thế mà các cô gái đều thoải mái trút bỏ xiêm ý, tha hồ nô đùa dưới làn nước mát để tận hưởng cảm giác sảng khoái từ những làn nước tinh khiết chảy ra từ núi.
phong+tuc+tam+tien10 Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp. Khi nào trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè của Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi “tắc nặm”, “pây áp nậm”? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban…
Lần mở xem lại những tấm hình quý giá vừa ghi lại được, tôi tự hỏi không biết liệu tục tắm tiên ở bản Cỏi sẽ còn lưu giữ được đến bao giờ. Rồi đến khi nào nó sẽ lại bị tan biến bởi những điều trần tục đang dần xâm chiếm cuộc sống nơi nguyên sơ này hay không? Nếu như vậy thì những dòng suối trở nên chơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ” nữa, mất cả hồn – phai nhạt cả phong tục về huyền thoại tắm suối của những sơn nữ vùng cao.
Trang tin Phú Thọ Tổng hợp từ nhiều nguồn

Ngủ coong trình người Dao Đỏ

Phong tục tập quán

Vùng rừng hoang vắng:

Chuyện “coong trình” của người Dao đỏ

Thái Sinh   -Thứ Sáu, 16/11/2012, 8:19 (GMT+7)
Theo quan niệm của người Dao đỏ, khi về thế giới bên kia những người phụ nữ phải có nhiều người đàn ông bên cạnh để giúp họ vượt qua những gian khó của kiếp ma. Người cõng qua suối, người chặt củi, người đốn cây làm nhà, người cày ruộng làm nương... nghĩa là càng ngủ với nhiều người đàn ông càng tốt. Người ta không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức...
Chuyện “coong trình” của người Dao đỏ
Tôi có anh bạn đang làm ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai), trước đây anh là cán bộ kiểm lâm huyện Văn Bàn.
Khu vực này có đông người Dao đỏ sinh sống, cách nay gần hai chục năm, chàng thanh niên kiểm lâm mới ngoài hai mươi tuổi mặt còn đầy lông tơ. Vừa mới ra trường anh được phân công phụ trách địa bàn nên chưa hiểu biết gì về phong tục tập quán của người Dao đỏ. Xuống cơ sở anh được phân về ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say bí tỉ, anh lăn ra ngủ.
Chừng nửa đêm thì thấy hai cô gái tuổi độ mười bảy, mười tám đến bên giường cầm áo anh lôi dậy. Chưa hiểu ra sao thì hai cô thì thầm vào tai anh: Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà, dậy đi chúng ta đi “coong trình” nào...

Đôi mắt sáng long lanh của cô gái Dao khi nhìn thấy khách lạ
Anh cố thụt đầu vào trong chăn, thì hai cô gái càng lôi anh mạnh hơn, khiến anh vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng cao, người ta kể với anh chuyện ma cà rồng chuyên hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới những ngôi nhà, chờ khi ngủ say mới dùng một cọng cỏ tranh luồn qua màn hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da cứ vàng bủng rồi chết.
Trong ánh lửa từ lò nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá ở chiếc cột giữa nhà hắt tới, khiến gương mặt hai cô gái Dao đẹp hoang dại, rực rỡ như bông hoa rừng. Câu chuyện ma cà rồng vụt hiện trong đầu khiến anh hét lên sợ hãi. Nghe tiếng động, ông trưởng bản trở dậy, ông nói gì đó với với hai cô gái, họ cười khúc khích rồi buông áo anh ra.
Sớm hôm sau kể lại chuyện đó với chủ nhà, trưởng bản cười bảo anh: Mấy đứa con gái thích cán bộ kiểm lâm, nên muốn kéo ra rừng ngủ với chúng nó đấy... Chàng kiểm lâm trẻ tuổi khi đó mới nuốt nước bọt tiếc của giời cho.

Thiếu nữ Dao đỏ
Tháng ba năm sau, Hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng rừng, để người dân ký cam kết bảo vệ rừng. Chiều ấy, anh chàng kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao xinh nhất bản vào rừng, vừa mới ôm cô gái vào lòng thì cô gái hét toáng lên vùng bỏ chạy về bản. Hoá ra cô gái không đồng ý “coong trình” với chàng kiểm lâm, nên gia đình cô gái phạt vạ.
Theo tục lệ của bản, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống thiến và hai chai rượu để gia đình cô gái cúng ma, gọi hồn cô ấy lạc ngoài rừng về. Kể lại chuyện này với tôi anh bạn cười khì: Do hồi ấy mình trẻ quá, chả biết phong tục của họ thế nào, chuyến ấy tôi suýt bị kỉ luật. Bây giờ cứ nghe nói hai tiếng “coong trình” là tôi sợ vãi linh hồn mất rồi...
Lần đầu tiên vào Tân Phượng nơi cư trú của 96% là người Dao đỏ cùng với hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên Đặng Văn Tâm và Hoàng Cửu Tung, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn. Kể lại chuyện của anh bạn làm VQG Hoàng Liên, Tung cười rất to: Năm 2006, tôi được phân công phụ trách địa bàn xã Tân Phượng, hôm ấy tôi lên nghỉ ở một gia đình thôn Khiểng Khun, chủ nhà mổ gà tiếp đón tôi rất niềm nở, cả chủ và khách đều uống rượu say lả lướt, người vợ của chủ nhà nhìn tôi đôi mắt long lanh lạ lắm.

Hoàng Cửu Tung, người từng được phụ nữ Dao đỏ rủ “coong trình”
Đêm ấy chừng đã khuya, tôi đang mơ màng thì thấy một người phụ nữ trườn vào trong màn rồi ôm lấy tôi, tôi giật mình mở mắt ra, nhận thấy người đang ôm mình là vợ chủ nhà, chị ta thì thầm vào tai tôi: Mình thích cán bộ, cán bộ “coong trình” với mình nhé... Hoảng quá, tôi vùng dậy mở cửa chạy ra ngoài, còn anh chồng chị ta thì vẫn ngủ như chết. Anh ta uống rượu say quá...
Chuyện quan hệ tình dục của người Dao đỏ khá phóng khoáng, cũng có người giải thích rằng: Do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hoặc những đứa trẻ sinh ra dị dạng, hoặc không phát triển trí tuệ và thể hình. Chính vì thế người phụ nữ Dao đỏ muốn duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều người đàn ông khác với vóc dáng cao to, đẹp trai để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, xinh đẹp.
Tập tục ấy đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao đỏ phải chăng chỉ để giao lưu tình cảm, thoả mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa là cải tạo giống nòi? Điều này cần các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao đỏ xinh đẹp lạ kỳ, họ thốt lên: Những cô gái này như từ đâu tới, đẹp như tiên sa vậy... Không rõ, những cô gái kia có phải là sản phẩm của những đêm “coong trình” với những người đàn ông ở những vùng khác?
Thợ săn Bàn Phúc Châu sau khi nghe tôi hỏi phong tục “coong trình”, rằng ông đã “coong trình” với bao nhiêu người phụ nữ rồi? Ông rung đùi cười phô hai hàm răng nhọn hoắt đầy hứng khởi: Ô, không nhớ mình đã “coong trình” với bao phụ nữ đâu. Xấu trai như mình cũng chẳng mấy cô thích. Ừ, nếu vợ người ta thích mình thì mình “coong trình” luôn. Cái lý của người Dao đỏ là: Không cho mượn, không cho xin, chỉ ăn cắp thôi. Nếu chồng người ta bắt được thì nộp phạt đôi gà và chai rượu, nhẹ nhàng không đáng kể...

Ông Bàn Phúc Châu cười nhớ lại những đêm “coong trình”
Ông Châu lại rung đùi cười sung sướng: Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với người đàn ông khác, mình không biết thì chịu, nếu vợ mình có con với người đó cũng chả sao, nó gọi mình bằng bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người còn phải mua con nuôi bằng bạc trắng kia mà. Người Kinh bảo: Cá vào ao nhà ai thì nhà ấy được, có gì phải buồn ...
Sau những đêm “coong trình” những đôi trai gái nào thích nhau tự nguyện lấy nhau thì hai gia đình sẽ bàn việc cưới. Đám cưới của người Dao đỏ khác các dân tộc khác trong đám người ta thổi kèn. Chủ tịch xã Triệu Tiến Tiên, ông Bàn Phúc Châu đều là người thổi kèn có hạng của xã Tân Phượng, nhiều đám cưới mời hai ông này tới thổi kèn để rước dâu về.
Thợ kèn được mời đến thổi từ giờ Dần (5 giờ sáng), cho đến khi chia tay gia đình nhà gái. Kèn có nhiều bài: Kèn đón dâu, kèn cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, kèn chúc họ hàng, anh em hai bên bố mẹ, kèn diễn dịch những câu đối mọi người tặng... bài cuối cùng là bài kèn đưa tiễn nhà gái trở về. Khi đó nhà trai ra tiễn nhà gái, họ lại chúc rượu nhau, rượu rót bằng bát, phải uống thật say, đám cưới có say rượu mới vui...
Ông Châu kể rằng, phong tục “coong trình” giống như chuyện ngủ thăm, khi người con trai, hoặc con gái từ nơi khác đên thôn bản mình chơi, những chàng trai cô gái kéo đến, nếu cô gái thích chàng trai kia thì đêm ấy cô gái rủ chàng trai ra đầu sàn, hoặc ra rừng tâm sự, họ có thể ngủ với nhau tuỳ họ. Chuyện ấy là tự nguyện, chẳng ai cấm. Còn ngủ với vợ người khác, phải được người phụ nữ ấy đồng ý, nếu chẳng may bị bắt được thì phải nộp phạt...
Ngồi bên tôi là Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu được ông mời sang rót rượu nghe chuyện “coong trình” cứ cười khúc khích. Tôi nhớ ban sáng khi xin dấu uỷ ban xã đóng vào giấy đi đường, Triệu Thị Hiện cứ cười, tôi chả hiểu cô bé cười gì, mấy người đàn ông cũng cười theo.
Hỏi thì một người bảo: Cháu nó bảo, dấu chỉ có một cái, chú xin thì cháu lấy gì dùng? Nếu chú muốn “úp” thì cháu cho chú “úp” vài cái... Tôi hỏi Luyến: Ba đứa con của Luyến thì mấy đứa là con của chồng em? Luyến cười bảo: Cả ba đứa con đều là con của chồng em... Đặng Thị Tâm, Phó chủ tịch HĐND xã cười ý nhị bảo tôi: Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó là bố đấy anh ạ. Em người xã Tân Lĩnh, sau những đêm “coong trình” đã bắt được chồng em, nên em mới về làm dâu đất này...

Tục bắt chồng

Tục bắt chồng "man rợ"

Thứ Sáu, 18/12/2009, 05:00 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Trai gái trong các buôn làng Tây Nguyên bước vào mùa cưới trong những ngày cuối vụ, thường là từ tháng giêng đến tháng tư hằng năm.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Đó là lúc mà mùa màng vừa xong, lúa đã suốt trơ từng cuống rạ, những trái cà phê cuối cùng đã về yên vị ở góc nhà.
Mùa cưới, vốn là mùa của những đôi uyên ương hạnh phúc. Nhưng đâu đó, với những hủ tục đang tồn tại, thậm chí còn phát triển mạnh với những hệ lụy của nó đã làm khổ sở, khốn quẫn cho biết bao cặp vợ chồng và những bậc sinh thành của họ…
Dung dăng dung dẻ, em đi… bắt chồng
Tục bắt chồng "man rợ", Tin tức trong ngày,
Thiếu nữ Cơ Ho đến tuổi bắt chồng.
Nhiều tộc người ở Tây Nguyên theo dòng mẫu hệ. Khác với người Kinh, con trai đi hỏi vợ thì ở đây, các cô gái… dung dăng dung dẻ “em đi bắt chồng”. Trong khoảng thời gian “nông nhàn” đó, những cô gái và chàng trai miền sơn cước “da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa” làm cổ động viên kéo nhau theo sơ đíu (cô dâu) đi kiếm tấm chồng. Lúc mặt trời chực chờ xuống núi, đám đi dạm hỏi chuẩn bị bắt đầu, và đám hỏi ấy sẽ kết thúc khi bình minh ló dạng.
Đã có ba mặt con nhưng chị Ma Hen người Chu Ru ở buôn Krăng Gõ (Đơn Dương, Lâm Đồng) còn đỏ mặt ngượng nghịu kể với chúng tôi về cái đêm cả tộc kéo về nhà chị để chuẩn bị đi “chạm ngõ” nhà trai.
Trời nhá nhem tối, khi mọi người đang tất bật xếp rượu, xếp khăn và cặp nhẫn cưới bằng bạc để sang nhà trai thì cô dâu tương lai lóng ngóng trong bộ đồ thổ cẩm truyền thống ngồi đợi ở góc phòng. Mặc dù trong cái bụng đã thấu hiểu là “thằng” Ya Sen nó thương mình, nhà trai chắc sẽ không từ chối lễ hỏi đơn sơ, nhưng Ma Hen vẫn hồi hộp lắm.
Lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời con gái, Ma Hen đi… bắt chồng. Đêm ấy là một đêm cuối năm, khi mọi người vừa đến đầu buôn của chàng rể tương lai thì cũng là lúc đàn gà trống cất tiếng gáy sáng.
Bây giờ, Ya Sen đã là chồng của Ma Hen, nhà Ma Hen nghèo lắm, họ thương nhau và dòng họ nhà trai này có lòng cảm thông và nhận thức tiến bộ không thách cưới, nên đám hỏi không rườm rà lễ vật. Dẫu vậy, Ma Hen nói, nhà đằng gái vẫn không bỏ sót thứ lễ vật và thủ tục gì trong phong tục cưới xin truyền thống của đồng bào mình…
Ở buôn Pró Ngóh (huyện Đơn Dương), già làng Ya Ngôn là người hiểu biết đầy đủ phong tục cưới xin truyền thống của đồng bào Chu Ru. Già bắt đầu câu chuyện: Ngày xưa, trai buôn nào “được mắt”, nhà gái sẽ âm thầm chuẩn bị lễ vật rồi chọn một đêm tối trời nào đó bất ngờ kéo sang họ nhà trai.
Thương lượng được thì bắt chồng, không được thì cả họ gái kéo về, đợi đến một ngày khác sẽ quay trở lại. Sao phải đi bắt chồng vào ban đêm? Gìa Ya Ngôn giải thích: “Phải đi trong đêm tối, vì may được nhà trai thuận ý thì tốt, còn không thì cũng về trong đêm nếu không người ta nhìn thấy thì xấu hổ lắm.”
Tục bắt chồng "man rợ", Tin tức trong ngày,
Câu chuyện thách cưới của bà Naria Ya Ngon ở buôn Kranggo đã làm lớp trẻ bàng hoàng.
Lễ vật trong đám cưới truyền thống của người Chu Ru bao gồm những thứ gì? Thường vẫn là tiền, vàng, dây cườm, khăn... Khăn trắng của người Chăm tốt nhất chỉ đáng giá 40 - 50 ngàn đồng, nhưng khăn đen của người Cơ Ho đáng giá 1 chỉ vàng một chiếc. Khăn là vật rất quý của đồng bào Chu Ru, dùng để quấn quanh người như áo ấm.
Có 3 loại khăn được người Chu Ru dùng để làm lễ vật, gồm khăn luh (màu trắng), khăn aban (màu đen) và khăn dơla (màu trắng). Khăn dơla là khăn đắt nhất, từ 700 - 800 ngàn đồng/tấm. Tấm khăn cũng là một vật quan trọng trong đám hỏi. Khi nhà trai đã ưng thuận rồi, sẽ giao một căn phòng riêng cho đôi trẻ.
Cô dâu (sơ đíu) và chú rể (pơ sang) sẽ trùm chung một tấm khăn, cầm chung một chiếc liềm và bước vào phòng. Tấm khăn và chiếc liềm tượng trưng cho sự đầm ấm, cho sự ăn nên làm ra của họ. Gìa làng Ya Ngôn nói:“Khi xong xuôi rồi bên nhà trai giao phòng cho đôi vợ chồng mới cưới. Hai vợ chồng trùm khăn và cầm liềm bước vào phòng. Khoảng 3 - 4 giờ sáng thì nhà gái đón và nhà trai cùng đưa con trai tới nhà gái, đưa trong đêm luôn”.
Thông thường, sau đám hỏi cô dâu về nhà chú rể sống khoảng tám ngày. Đó là khoảng thời gian cô dâu mới phải làm việc để giúp gia đình chồng chăm lo vườn tược, sắm sửa cửa nhà. Sau tám ngày này nhà gái sẽ làm một mâm lễ vật sang trọng mang sang nhà trai để dắt con gái và xin con rể về. Lúc này bố mẹ chú rể nếu có điều kiện sẽ cho con mình 1 con trâu, 4 gùi lúa giống, nồi niêu, chén bát để làm của hồi môn.
Nếu nhà gái có điều kiện thì tổ chức đám cưới, còn không thì chú rể về nhà vợ sống và đôi trẻ chính thức thành vợ chồng. Trong khoảng thời gian này, nhà gái và nhà trai thường tổ chức ăn mừng, đánh đồng la và thổi khèn mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.
“Vì chưng bác mẹ em nghèo…”
Tục phổ biến ở các buôn làng Nam Tây Nguyên trong đời sống lứa đôi là tục bắt chồng, do các tộc người như Chu Ru, Cơ Ho Cil, Lạch... vẫn còn giữ chế độ mẫu hệ. Ngày nay, cuộc sống ở vùng đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện, điều kiện về văn hóa tinh thần cũng được nâng lên, những tưởng rằng hủ tục trong đời sống đồng bào đã được xóa bỏ, nhưng thực tế các hủ tục ấy đã có những biến thái mới ở một số buôn làng, nhất là tục thách cưới.
Cộng đồng người Chu Ru ở thôn Kan Kil, xã Próh (Đơn Dương), hay ở xã Tà Năng (Đức Trọng, Lâm Đồng) vẫn còn tồn tại hủ tục thách cưới nặng nề mỗi khi người phụ nữ tuổi cập kê đi “kiếm tấm chồng”. Già làng Ya Du, trưởng thôn Próh Ngoh, cho biết: Bây giờ, nhiều nhà người Chu Ru trong thôn vẫn còn thách cưới cao, từ 1 đến 2 cây vàng, hoặc chí ít cũng 5 chỉ trở lên.
Bà Tuteng Ma Bao, người Chu Ru ở xã Ka Đơn có đến chín người con - 5 trai, 4 gái. Ba con trai đã đi lấy vợ, bà cũng “đòi” được của nhà gái đưa mỗi đứa ba chỉ vàng. Nhưng con gái bà bắt chồng, bên nhà trai quyết liệt đòi từ 1-1,5 lượng vàng. Cực chẳng đã, bà Ma Bao đã phải bán dần cho đến những mảnh ruộng cuối cùng và bây giờ phải kiếm sống từ việc bắt cua đồng. Gia đình sống trong một căn nhà tình thương nhỏ bé, bên cạnh một túp lều cũ rách dùng làm bếp. Trong nhà bếp không có lấy một hạt gạo, ngoài vườn không một cây bắp, khóm bí.
Những người mẹ khác như Tu Prong Mapia (80 tuổi, người Chu Ru, thôn Ka Đê), Jơ Lâng Ma Ních (73 tuổi, người Cơ ho, xã Próh)...cũng đã khuynh gia bại sản để cho 5 - 6 cô con gái của họ được...“bắt chồng”. Nhiều gia đình khác trở thành “chúa chổm” vì lo “kinh phí bắt chồng cho con”.
Gia đình bà Pdum Ma Nhen, người Chu Ru, xã Ka Đơn: Cô con đầu “bắt chồng”, nhà trai đòi 8 chỉ vàng, 5 triệu tiền mặt, 10 cái khăn (trị giá từ 100-500 ngàn đồng/cái); 15 dây cườm (300 ngàn đồng/dây). Đến con thứ, nhà trai đòi 8 chỉ vàng; 5,7 triệu đồng; 9 cái khăn; 12 dây cườm. Đám cưới đầu tiên bà Ma Nhen đi vay 20 triệu đồng, bà thỏa thuận nộp cho chủ nợ 80 bao lúa.
Cô thứ hai đi “bắt chồng”, bà cho thuê 2 sào ruộng trong 10 năm để đổi lấy 5 chỉ vàng. Và vay thêm 5 chỉ nữa, mỗi chỉ vàng phải trả 30 ngàn đồng tiền lãi một tháng. Tính nguyên tiền lãi mỗi tháng bà Ma Nhen phải trả một triệu ba trăm năm mươi ngàn đồng. Một số tiền cực lớn đối với một hộ nghèo người dân tộc Chu Ru!…
Việc thách cưới cao hay thấp tùy thuộc vào dòng họ của nhà trai lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào “giá” của chàng con rể tương lai. Ngày nay, nhà trai thường “ra giá” 5 - 6 triệu đồng tiền thách cưới thay lễ vật. Nếu như nhà trai không chịu cho con của họ về nhà gái, họ sẽ đòi nhà gái thêm một lần tiền như vậy nữa mới được “bắt” về. Bởi vậy, nếu sơn nữ nhà nghèo không bắt được chồng về thì phải theo ở nhà trai, khi nào làm gom đủ số vốn trả nợ lúc thách cưới khi đó mới được phép đón chồng về nhà mình.
Cũng có nhiều trường hợp vì thách cưới quá cao, nên hai bên trai gái ăn ở với nhau có mấy mặt con rồi mới gom góp đủ tiền làm lễ cưới. Nhà ông Ya Thang ở buôn Próh Ngoh có thằng Ya Leo vào tuổi trưởng thành. Ông nói: “Nhà Ma Oanh phải đưa tao 5 chỉ tao mới ưng cái bụng mà gả con trai cho”.
Còn nhà Ma Lan đòi 6 chỉ vàng mới cho nhà gái bắt con trai mình, kèm theo tiệc tùng mổ bò, giết heo để mời cả bà con dòng họ. Và còn rất nhiều nhà trai “ra giá” kiểu như thế ở cái thôn miền núi còn lắm khó khăn này mà đám cưới cô Jơlông Ma Hờm vào tháng 12 - 2009 sắp tới sẽ là một kỷ lục, khi gia đình cô phải trao cho nhà chồng 50 triệu đồng, và kinh phí tổ chức đám cưới sẽ hết 50 triệu nữa…
Ông Ya Bây ở xã Tà Năng (Đức Trọng), một người đàn ông Chu Ru có 5 người con gái, nói:“Bây giờ một nhà mà có nhiều con gái như tao là khó khăn lắm, nào phải chia ruộng đất, trâu bò cho nó; nếu nó xấu, không bắt được chồng thì phải nuôi nó, nếu bắt chồng được thì tiền thách cưới hơn cả cây vàng, có khi còn bù thêm 5 chỉ nữa nhà trai mới chịu.”
Ðám cưới người dân tộc thiểu số bây giờ linh đình hơn, làm tiệc lớn, có khi kéo dài mấy ngày, có nhạc sống, có trống chiêng thâu đêm suốt sáng. Chúng tôi là vị khách không mời của đám cưới nhà Ha Rong Bình, tổ chức cho con gái bắt chồng, một đám cưới có “quy mô” vào loại trung bình. Ngồi bên già Ha Gút, tôi hỏi: Đám này thách bao nhiêu? “Ồ, hơn 5 triệu đấy, nhà gái còn phải làm heo, mổ trâu mời hết cả bà con trong buôn cùng dự tiệc”.
Ðối với người Cơ Ho Cil ở đây tiệc cưới vẫn thường kéo dài vài ngày khi con gái bắt chồng. Nếu như ngày xưa “đồng la ba chóe” (lễ vật thách cưới), thì nay lễ vật nhà gái phải nộp cho nhà trai vẫn là: đồng la, chóe, tô, chén, chuỗi cườm, ùi (khăn quấn)... trị giá lễ vật hết khoảng 2 cây vàng, không kể việc nhà gái tổ chức tiệc tùng đãi cả già trẻ, lớn bé trong buôn.
Gánh nặng … tương lai.
Tục bắt chồng "man rợ", Tin tức trong ngày,
Đã có 3 mặt con nhưng cô Nai Hem vẫn chưa trả hết nợ bắt chồng.
Huyện Đơn Dương chỉ cách thành phố Đà Lạt khoảng 40 km, nhưng khi tìm hiểu về tục bắt chồng và thách cưới ở đây, chúng tôi cảm tưởng như mình đang lạc vào một thế giới khác. Ví như ở xã Ka Đơn có 538 hộ người Cơ Ho, 215 hộ người Chu Ru vẫn đang lưu giữ tục “bắt chồng”.
Theo đó, người con gái đến tuổi lấy chồng sẽ được cha, mẹ hoặc người mai mối tìm cho một tấm chồng. Nếu được ưng thuận, tất cả việc đám hỏi, đám cưới do nhà gái lo liệu. Sau khi cưới, chàng rể về sống bên nhà vợ.
Một “tấm chồng” thông thường ở Ka Đơn hiện nay có giá từ 1- 1,5 lượng vàng, kèm theo 5-10 triệu đồng tiền mặt. Cá biệt, như đã nói ở trên, có đám mà giá được nhà trai đưa ra ngất ngưởng, từ 2 - 5 lượng vàng, kèm theo...50 triệu tiền mặt.
Đa phần người Chu Ru ở Đơn Dương hiện nay không cho nhà gái tổ chức đám cưới, nếu chưa giao đủ lễ vật. Tất cả những trường hợp nợ do bắt chồng trước đây, nếu để qua ba đời mà không trả được, khi “con nợ” chết gia đình vẫn phải làm thịt trâu, bò để cúng. Dân làng vẫn đến dự, nhưng rất lạ là tất cả đều không ăn. Còn với tộc người Cơ Ho, luật tục cho phép trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo gia đình phía vợ được nợ các lễ vật trong đám cưới. Họ có thể trả dần và dĩ nhiên đôi vợ chồng trẻ phải nai lưng ra làm để trả. Trong trường hợp cặp vợ chồng này không trả hết thì đến đời con, đời cháu phải trả.
Chính vì vậy mà những gia đình có đến năm, bảy cô con gái thì coi như là tai họa trên trời rơi xuống. Vì thế mà có nhiều gia đình chỉ đủ tiền bắt chồng cho một trong số năm, bảy cô con gái của mình, số còn lại đành chấp nhận “ở giá”. Chị Nai Thu, một cán bộ phụ nữ xã, tính giùm tôi riêng thôn Próh Ngó (xã Próh) đã có tới 14 cô không thể bắt được chồng.
Nhưng vì thương con, nhiều gia đình trong các tộc người đã làm tất cả những gì có thể để “mua hạnh phúc” cho con gái mình: có người bán trâu, bò, có gia đình vay ngân hàng, cầm cố nhà cửa, ruộng đất, vay nợ bên ngoài với lãi suất cao ngất ngưởng. Có gia đình bán hết ruộng đất của cha ông để lại, bán cả ruộng đất do nhà nước cấp, để con gái của họ…có một tấm chồng cho bằng chị bằng em…
Bên cạnh những phong tục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày nay đã trở thành những nét văn hóa đặc sắc, thì nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn dai dẳng đeo bám, không chỉ cản trở nếp sống văn minh mà còn là những nguyên nhân trực tiếp đẩy không biết bao nhiêu thân phận lâm vào bi kịch.
Từ tục “bắt chồng” đến tệ “thách cưới” là một câu chuyện dài mà với phóng sự nhỏ này thật khó nói hết. Vốn là một tập tục truyền thống của những tộc người theo dòng mẫu hệ mà ở nhiều nơi đã biến thái thành những hành vi thực dụng. Cùng với những hủ tục lạc hậu khác, hệ lụy của nó đã gặm nhấm trực tiếp vào cuộc sống đồng bào, từ kinh tế đến đời sống tinh thần xã hội.
Đã đến lúc, cần có sự can thiệp của bộ máy chính quyền và các đoàn thể, mà trước hết là đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, với mục tiêu mang lại hạnh phúc bền vững cho những lứa đôi, giảm bớt sự bần cùng cho các gia đình vốn đã nghèo mà còn phải bán chác, cầm cố, vay mượn và bằng mọi cách để hòng “mua hạnh phúc” cho con cái mình.  
 
Vì cha mẹ nghèo, không có tiền để bắt chồng, cô gái này đã trở thành người phụ nữ đơn thân .
Hiện nay, ở các buôn làng Tây Nguyên, có rất nhiều phụ nữ độc thân, đơn thân do không bắt được chồng được vì nghèo, không có tiền, vàng, vì hình thức không đẹp, vì cha mẹ không có con trai để trao đổi cho nhau.
Từ chế độ mẫu hệ, phụ nữ có quyền lực và được quý trọng hơn nam giới (khi người vợ chết, người chồng phải khăn gói trở về bên nội), nhưng trước gánh nặng của tập tục thách cưới, giờ đây nhiều gia đình dân tộc thiểu số muốn sinh cả con trai con gái để thực hiện “giải pháp” có qua, có lại.
Tục bắt chồng, thách cưới đã hệ lụy đến kế hoạch hóa gia đình. Và hơn hết, hủ tục đã làm cho sự nghèo túng mãi mãi đeo bám trên những mái nhà, những buôn làng, những nẻo đường cao nguyên.

THƠ-BÀI VIẾT-ÂM NHẠC