Phong tục-tập quán
Về Phú Thọ còn được xem sơn nữ tắm tiên?
September 27, 2012 By 2 Comments
Với những người đã từng ở Tây Bắc
hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần
không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên
thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo…
Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống
đó không được gìn giữ, trưởng bản cười và nói: “Từ hồi làm đường, với
bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản
cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người
lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với
nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường
gùi nước về tắm tại nhà”.
Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm:
“Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua
rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn, Tân Sơn,
Phú Thọ… thì có lẽ vẫn còn vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu
như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”
Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ
lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe
hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ
được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn
cước.
Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn
kéo dài gần 30km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần
như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc
thôi là sẽ bị những sinh vật này bám vào. Càng đi sâu vào tận cùng xã
Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn
lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị
cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.
Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn
người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút
nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái nô
đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh buổi chiều tà…
Vậy là tôi vào bản Cỏi. Bản Cỏi là nơi
cư trú của một bộ phận người Dao Tiền, bản nằm giáp với tỉnh Sơn La và
huyện Đà Bắc của Hòa Bình, cả bản hiện có 84 hộ, sinh sống bằng nghề
nông nghiệp trồng lúa và một số nghề phụ như đánh cá, hái măng, nuôi
gà…kinh tế vẫn còn rất nghèo và lạc hậu.
Đường vào bản Cỏi liên tục những con dốc
cao, dài nối tiếp nhau, mất rất nhiều thời gian tôi mới đặt chân được
đến nơi. Thật đúng như những gì người dân nói: bản Cỏi thật hoang sơ và
yên bình, những nếp nhà sàn ấm cúng tập trung, lọt thỏm giữa rừng rậm,
đồi núi trùng trùng, điệp điệp.
Nơi này chưa hề có dấu chân của nền văn
minh bước tới, thật khó mà kiếm được sự ồn ào, đua chen như ở thành thị.
Khái niệm “nhà nghỉ” không có ở đây nên tôi vào xin nghỉ nhờ ở nhà một
người dân ở ngay phía đầu bản. Biết tôi là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi
lên, họ rất niềm nở và bảo thích nghỉ bao lâu thì nghỉ, ăn uống cùng gia
đình, có gì ăn nấy không phải lo. Thật vui lắm khi vừa mệt lả người sau
một cuộc hành trình lại có một chốn để nghỉ ngơi.
Tìm gặp trưởng bản Cỏi là ông Đặng Vĩnh
Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn
năm trước. Trước đây cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ
bản lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh. Tắm suối
không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái
mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong
cuộc sống”.
Nhen nhóm niềm hy vọng sẽ được tận mắt
chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng tôi quay trở lại căn
nhà sàn để chuẩn bị đồ nghề đi “săn vẻ đẹp tiên nữ”.
May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có
cậu con trai tên Lương năm nay vừa đúng 18 tuổi, lúc nói chuyện cậu ta
khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”. Tôi thử hỏi
có biết chỗ nào có con gái đẹp tắm suối không… thì Lương cười khì khì
nói “có đấy, nhưng hơi xa, tít tận ở hang Đất, đường xấu xe máy không đi
được, phải đi bộ lâu lắm. Với lại đi nhìn người ta tắm ngại lắm, người
ta biết mình rình mò thì xấu mặt”.
Sau khi nói rõ ràng và thuyết phục để
cậu trai trẻ hiểu được mục đích của tôi, Lương đồng ý buổi chiều sẽ dẫn
tôi đi để được tận mắt chứng kiến sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng. Đúng 5
giờ chiều, tôi và cậu em Lương cuốc bộ từ nhà đi; đoạn đường tới hang
suối có “tiên nữ” là đường đồi, dù không dốc nhưng rất lầy lội. Đường
lót toàn những phiến đá to ụ, lởm chởm đi bộ còn nhọc, xe máy đi lên đây
thì chịu thua.
Vừa đi Lương vừa cho tôi biết, ở bản Cỏi
có nhiều chỗ có sơn nữ tắm suối nhưng chỉ có chỗ hang Đất này mới có
thể chụp ảnh được vì những người ra đây tắm khi trời vẫn còn chút ánh
sáng sắp cạn của một ngày tàn. Mất gần một giờ đi bộ, chúng tôi mới đến
được nơi. Sau khi chọn địa điểm thích hợp, tôi ngồi ôm khư khư chiếc máy
ảnh chầu chực đợi đến khi “nhân vật chính” xuất đầu lộ diện.
Và rồi cái gì đến cũng đến, khi trời đã
xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen: những cô gái người Dao bắt đầu
đi tới con suối ở hang Đất và từ từ trút bỏ xiêm y. Cơ thể đầy đặn,
trắng mịn nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời, một vẻ đẹp huyền ảo
đã lộ ra trước mắt.
Chiếc váy hoa được các cô gái quấn cẩn
thận lên đầu ôm gọn lấy mái tóc, ngâm mình dưới là nước mát lạnh, bờ vai
trần trắng ngần thấp thoáng theo những làn sóng nước của con suối.
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Không để lỡ cơ hội tôi bấm máy theo từng
cử chỉ của “tiên nữ”. Những tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy
nét đẹp ấy thế nhưng giờ đây vẻ đẹp huyền thoại của núi rừng đang hiện
diện thật sống động.
Trên đường về, tôi hỏi Lương còn các
“sơn nam” trong bản thì tắm ở đâu thì Lương cho biết “đàn ông trong bản
thì cứ tiện đâu tắm đấy, nhưng không bao giờ tắm gần bãi tắm của phụ nữ
và tuyệt đối không ai đi nhìn trộm sơn nữ tắm cả, đó như một quy luật
bất thành văn ở đây”.
Chẳng thế mà các cô gái đều thoải mái
trút bỏ xiêm ý, tha hồ nô đùa dưới làn nước mát để tận hưởng cảm giác
sảng khoái từ những làn nước tinh khiết chảy ra từ núi.
Những nét sinh hoạt của người Thái đều
gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp.
Khi nào trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè
của Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi “tắc nặm”, “pây áp
nậm”? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban…
Lần mở xem lại những tấm hình quý giá vừa ghi lại được, tôi tự hỏi không biết liệu tục tắm tiên
ở bản Cỏi sẽ còn lưu giữ được đến bao giờ. Rồi đến khi nào nó sẽ lại bị
tan biến bởi những điều trần tục đang dần xâm chiếm cuộc sống nơi
nguyên sơ này hay không? Nếu như vậy thì những dòng suối trở nên chơ vơ
vì không còn bóng dáng “tiên nữ” nữa, mất cả hồn – phai nhạt cả phong
tục về huyền thoại tắm suối của những sơn nữ vùng cao.
Trang tin Phú Thọ Tổng hợp từ nhiều nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét