Hãy sống vui vẻ với những điều ta yêu thích,những điều ta muốn khám phá,những việc ta muốn làm trong khuôn khổ cho phép của thời gian!

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Thương nhau lý tơ hồng

Bài phát biểu


Ý nghĩa-lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam


Kính Thưa ! các đại biểu khách quý!

Kính thưa! Các nhà giáo lão thành!

Kính thưa toàn thể các thầy giáo,cô giáo!.

Cứ hàng năm,vào dịp này chúng ta lại cùng nhau ôn lại lịch sử và ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11(ngày hiến chương các nhà giáo). Đồng thời cũng là thể hiện sự tôn vinh các thầy các cô đã và đang tham gia trên mặt trận cách mạng văn hóa, người chở những chuyến đò ,đưa lớp lớp đàn con đến bến bờ tri thức bao la của nhân loại.

Kính thưa các đại biểu khách quý!Các nhà giáo lão thành và toàn thể các thầy các cô

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói:“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý!”Chúng ta vô cùng tự hào bởi nghề dạy học là nghề trồng người ,đào tạo ra biết bao thế hệ có tri thức ,có văn hóa góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta hướng tới phồn vinh và thịnh vượng.

Để hiểu rõ hơn về lễ hội của các thầy cô giáo đáng kính ,tôi xin phép ôn lại lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: viết tắt là- FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Từ đó đến nay ,Trên khắp đất nước ta ,vào ngay 20-11 hàng năm đều tổ chức lễ kỷ niệm long trọng nhằm tôn vinh các nhà giáo Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và thể hiện sự"tôn sư trọng đạo" Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và khen thưởng cho các thầy cô có thành tích trong năm học qua .Trong ngày tết 20-11 phụ huynh, học sinh thường đến thăm và tăng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm nhất để tỏ lòng biết ơn tri ân các nhà giáo.Chúng ta tuy còn nhiều thiếu thốn về vật chất song thật là hạnh phúc,phấn khởi tự hào!

Kính thưa,các đại biểu khách quý ,các thầy cô giáo.Trước khi ngừng lời tôi xin chúc các quý vị đại biểu lời chúc tốt đẹp nhất,chúc toàn thể các thầy cô giáo vui khỏe hạnh phúc ,đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người của xã nhà.

Xin chân thành cảm ơn!

Cảm xúc về mái trường nơi công tác






Nhắc tới trường THCS Đồng tiến,những thầy cô giáo trong huyện Ứng Hòa TP Hà Nội nói chung,giáo viên nhà trường nói riêng trước đây thường vẫn nói đùa với nhau rằng:”Trường miền núi giữa đồng bằng”.Đó chỉ là quá khứ những ngày đã qua,còn hiện nay những thay đổi đã diễn ra từng ngày ở nơi đây. Đồng Tiến là một xã nghèo thuần nông,dân trí mặt bằng nhìn chung còn thua kém nhiều so với các xã bạn xung quanh.Song giờ đây được sự chỉ đạo,quan tâm của các cấp các ngành,của phòng GD&ĐT Ứng Hòa,UBND huyện Ứng Hòa giờ đây ngôi trường như đã thay da đổi thịt. Nhớ lại những năm kể từ 2009 đổ về trước trường phải học hai ca,phòng học tạm,bàn xiêu nghế vẹo do nhà trường không có kinh phí xây dựng.Đội ngũ giáo viên lúc đó cũng bị thiếu hụt quá nhiều do giáo viên chuyển công tác và nghỉ sinh con(7 thầy cô giáo chuyển về quê để công tác,hai giáo viên nữ nghỉ thai sản) đây là khó khăn trong việc sắp xếp điều hành chuyên môn,BGH nhà trường đã phải thay đổi 20 lần thời khóa biểu cho một năm học đó. Mặt khác vì dân nghèo,kinh tế lạc hậu nên hơn 20% phụ huynh học sinh thường phải đi làm xa nhà từ TPHCM đến Hải Phòng, Hà nội...v...v....Họ thường bỏ con ở nhà nên thiếu người chăm sóc.Đây cũng là một khó khăn,nguyên nhân dẫn đến học sinh thất học Khó khăn cứ chồng chất khó khăn nhưng với sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể sư phạm nhà trường THCS Đồng Tiến quyết tâm không lùi bước,khắc phục kịp thời.BGH nhà trường đồng thuận chỉ đạo sát thực tế động viên anh chị em giáo viên làm việc hết mình nên hầu hết các công việc,nhiệm vụ năm học được hoàn thành tốt nhất ở mức có thể làm được.Với tầm nhìn sáng tạo,tập thể sư phạm nhà trường cùng nhau họp bàn để tháo gỡ ,đề xuất các phương án giải quyết từng khó khăn.Chính vì vậy mà 3 năm gần đây nhà trường đã làm được một số điểm sáng sau: Duy trì ổn định sĩ số học sinh,giảm tỉ lệ học sinh bỏ học,vận động mỗi năm hơn 10 em học sinh bỏ học đi học trở lại Nhà trường mạnh dạn làm tốt việc đánh giá đúng chất lượng học sinh,không còn hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp An ninh trường học được củng cố đã và đang đi vào chiều sâu Sáng kiến kinh nghiệm trong ba năm liên tục gần đây từ 2008-2009-2010 năm nào nhà trường cũng có từ 5 đến 8 đề tài sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy và quản lý được đánh giá loại A_B_C cấp huyện ,có tính ứng dụng cao trong giảng dạy Nhà trường cũng rất quan tâm tới việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học kết quả năm học 2009-2010 có đồ dùng tự làm của giáo viên được xếp giải nhất cấp huyện và đạt giải C cấp thành phố Hà Nội(Tên đồ dùng:”Sơ đồ chiến dịch Điện Biên Phủ”) Về trình độ tay nghề của giáo viên: Đội ngũ giáo viên trong nhà trường thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tính đến năm 2010 đã có 16/22 đồng chí giáo viên đạt tay nghề giáo viên giỏi cấp huyện đặc biệt có hai đồng chí giáo viên đạt giải nhất ,nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện ở môn Vật lý- Lich sử,có 16/22 đồng chí giáo viên đại học.Năm 2010 thầy giáo Lê Tiến Nhật đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sởVề phong trào TDTT nhà trường trong nhiều năm liền được đánh giá là đơn vị có thành tích trong tốp 3 trường THCS trên toàn huyện Ứng Hòa. Đặc biệt 3 năm gần đây năm nào nhà trường cũng có học sinh thi chạy giải báo Hà Nội mới.Kết quả năm 2010 trường THCS Đồng Tiến được công nhận là đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào TDTT cấp TP HÀ NỘIVề công tác quản lý trước thời kỳ mới thời kỳ bùng nổ về công nghệ thông tin ,việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường là vô cùng quan trọng trường THCS Đồng Tiến đã biết đón đầu,bắt nhịp kịp thời đồng bộ có hiệu quả tốt trong các lĩnh vực trong nhà trường:Ứng dụng thành công sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ,phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý điểm học sinh ,phần mềm soạn giảng điện tử...v...v,mạng Internet được kết nối thông suốt duy chì tốt 24/24 giờ mỗi ngày thông tin liên lạc đảm bảo tốtcác công văn báo cáo kịp thời. Nếu như năm 2008 nhà trường chỉ có 1 giáo viên biết đôi chút về máy tính thì giờ đây sau 3 năm đến 2011 đã có 95% cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường đã biết sử dụng máy tính trong quản lý và giảng dạy,làm việc.Đây là một việc hết sức cố gắng của trường THCS Đồng Tiến. Nhìn toàn diện tổng thể các mặt cho dù còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn và kể cả những khó khăn còn đang ở phía trước chưa thể biết hết song hôm nay quả thật trường THCS Đồng Tiến đã thay đổi từng ngày
Trường THCS Đồng Tiến quyết tâm cùng chung tay xây dựng thành trường chuẩn quốc gia vào năm 2017.

Đồng Tiến ngày 15/3/2011

NVT

Thầy giáo của phanhuy7798




    
  Thầy tôi .Tôi vẫn nhớ kỷ niệm về người thầy đáng kính ấy!     
     Vào những năm đầu thập niên 90, khi mà đất nước ta vẫn còn rất nhiều những khó khăn về kinh tế, phương tiện đi lại thô sơ thiếu thốn mọi bề.Với chiếc xe đạp thồ, thầy vẫn 2 buổi tới trường để dạy chúng tôi .Thầy ơi! khi nhớ lại lòng em vẫn như hiển hiện ra trước mắt mình hình ảnh người thầy nhỏ bé về thể xác nhưng tâm hồn,đức độ của thầy thì thật là bao la lòng nhân ái.Điều mà bọn tôi học được không chỉ là nhưng con số, những bài toán đơn thuần, mà đến giờ đây khi trưởng thành, điều lớn nhất chúng tôi học được nơi thầy đó chính là nghị lực,cách sống sao cho xứng đáng là học trò của thầy .   Những lần sau tiết dạy, thầy thường gặp gỡ trao đổi rất chân tình với lũ trẻ ngỗ nghịch như tôi.Tôi nhớ lúc đó, ba mẹ tôi đông con,gia đình tôi rất nghèo. Hàng ngày, sau mỗi ngày đến trường, tôi vẫn phải kiếm củi mò cua bắt tép để đỡ đần cha mẹ.Chính vì thế, tuy đã là học sinh lớp 8, tôi đâu có biết nhiều về toán như bọn bạn tôi. Tôi thường ngủ gật trong giờ học,sách vở thì chẳng có cuốn vở nào ra hồn cả!      Hôm đó là ngày thứ năm, tiết học thứ nhất của thầy vừa kết thúc, thầy nhẹ nhàng đến bên chỗ ngồi của tôi. Tay thầy lay nhẹ vào vai tôi trong khi tôi đang mơ buổi đi mò cá : hai tay tôi tóm được một chú cá chép vàng rất to, đầu tôi nghĩ hôm nay đã kiếm được... Không hiểu thầy đã đọc được suy nghĩ thơ ngây ấy của tôi trong giấc mơ hay không mà thầy gọi nhẹ" Huy con" con phải học bắt lấy con cá chép vàng khổng lồ bằng kiến thức và nghị lực chứ không được dùng bằng tay! Tôi bừng tỉnh hai tay vét rỉ mắt, tôi tưởng thầy sẽ trách phạt và rất lo lắng.Thầy nói tiếp :”Phan Huy này con !hôm nay thầy sẽ về thăm nhà em.” Cuối buổi học,như mọi ngày, tôi vội chạy như bay ra cổng trường mong về nhà đế đi kiếm cá .Khi vừa bước chân về tới nhà,tôi như hết hồn vì sợ hãi. Vì người đang ngồi nói chuyện cùng ba  là thầy tôi. Tôi tái mặt lắp bắp:”Con !...chào.. !thầy!...con chào ba! “ Trong đầu tôi như hiện ra một trận đòn roi vọt của ba mình.Thế nhưng không hiểu thầy đã nói gì về tôi mà ba tôi lại vui vẻ tươi cười với tôi và nói:   -Con xuống bếp nấu cơm đi . Hôm nay nhà mình mời thầy ở lại xơi cơm!   
Nghe ba tôi nói vậy, tôi nhẹ nhõm và vội vàng cất túi sách rồi vo gạo thổi cơm. Tôi chợt nghĩ nhà mình nghèo thế này chắc thầy không ở lại...      
Nồi cơm thiết đãi thầy có rất nhiều sắn độn với món rau muống luộc và một đĩa tép kho rất mặn mà buổi chiều hôm trước tôi mới kiếm được "vì chợ ế nên không bán được". Thế nhưng thầy đã không từ chối và ở lại. Thầy rút trong túi 5000 đồng, tháng lương thầy vừa lĩnh xong, đưa cho ba tôi và nói:bác cầm lấy mua cho các cháu sách vở giúp tôi nhé! Ba tôi giật mình,hai tay xua vội vì thẹn thùng. Như đọc được suy nghĩ ấy thầy tôi nói :"Anh đừng ngại,tôi coi các con anh như con tôi vì thế mà tôi mới ghé thăm anh chị và các cháu!...   
 Thế rồi hôm sau,vào các buổi chiều, thầy lại đến nhà và bắt đầu dạy tôi viết,làm toán với những phép tính, những bài tập đơn giản nhất về hàm số bậc nhất ,rồi những phương trình...Bao giờ thầy cũng động viên tôi khích lệ tôi.Thật không ngờ rằng, chỉ sau 2 tháng , tôi từ một học sinh kém nhất  đã vượt lên thứ nhì trong lớp. Bạn bè lớp tôi không ngờ  vào cuối năm lớp 9 tôi đã trở thành một học sinh giỏi toàn diện. Lớp tôi và các học sinh trường tôi cho đến bây giờ, khi nhắc đến tôi thì ai cũng nhớ cậu bé khó khăn đã vươn lên đạt được thành tích học tập một cách diệu kì. Vượt lên chính hoàn cảnh ấy là công lao to lớn từ tấm lòng nhân ái của người thầy kính yêu đã đi vào cuộc đời tôi !          
Đêm nay, đang ngồi trực bên bàn làm việc, hình ảnh của người thầy lại tái hiện trước mắt tôi.Giờ  đây tôi đã trưởng thành, một quân nhân , một cán bộ trong đơn vị . Song nghĩ tới thầy, tôi mãi mãi là Phan Huy tóc vàng hoe vì không bao giờ có mũ nón đội đầu khi ngày còn thơ dại ấy có ngày hôm nay là chính nhờ vào tấm lòng đầy tính nhân văn của người thầy đáng kính của chúng con!.     
 Thưa thầy kính yêu của con! con có thể nào quên lời thầy dạy bảo. Bài toán đặc biệt và cách giải đặc biệt nhất của thầy: Bài toán ấy chính là nghị lực và sự quyết tâm của mỗi con người.Chuẩn mẫu của thầy cho chúng tôi không phải là cách ăn mặc hay điệu bộ , mà chính  là phải biết nhìn xa trông rộng.Bài toán ấy tuy rằng chúng tôi đã dược học, nhưng tới giờ này tôi mới được ba tôi kể lại chuyện hôm thầy đến nhà tôi và thầy đã phân tích cho ba tôi:"Anh chị vì đông con mà để các cháu thất học là vô lý vì cứ như thế các cháu sau này cũng sẽ lại đi theo nếp đó."       
 Thầy nói:"Để cho cháu Huy đỡ khổ thì hai bác phải chăm lo cho cháu học hành vì khi đất nước hòa bình thì những người có kiến thức mới có thể làm chủ chính bản thân cuộc đời của cháu.Càng khổ thì càng phải học vì phải học để biêt và học để cho hết khổ,Bác muốn giàu thì phải biết đầu tư cho con bác ăn học vì đầu tư cho giáo dục là có lãi nhất." - với câu nói đó của thầy đã  làm ba tôi bừng tỉnh.  Ba tôi đã nói:"Tôi xin lỗi thầy tôi đã không hiểu điều này. Nhờ thầy đến chơi hôm nay tôi rất hạnh phúc. Xin hứa với thầy tôi sẽ chăm lo tới thằng út này nhiều hơn."    
Thế rồi thời gian trôi mau, chúng tôi rồi cũng học xong phổ thông . Lớp học của tôi ngày ấy có tới 9 bạn thi đỗ đại học, 15 đứa học cao đẳng, còn lai 20 đứa cũng học trung cấp .Đứa nào giờ đây cũng đã có công ăn việc làm ổn định. Mỗi khi gặp nhau, chúng tôi điều xúc động nhắc đến thầy.       
  Thằng Ba bạn cùng học lớp tôi, nó kể lai cho tôi biết giờ này thầy vẫn đi dạy học. Nó còn kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của thầy. Và tôi được biết : Lúc nhỏ, thầy cũng giống hoàn cảnh tôi. Những lúc thầy đi làm hay đi chơi thầy luôn dấu ở cặp quần một cuổn sách để đọc. Nó còn nói thầy đã phải làm đủ việc để học vì nhà thầy nghèo lắm. Lúc đi dạy học, thầy  chỉ có mỗi chiếc xe đạp thồ là tài sản quý giá nhất mà thầy có . Và một điều bất ngờ mà bây giờ tôi mới biết : Tháng  lương thầy đưa  ngày ấy để mua sách vở cho tôi  là toàn bộ chi tiêu của gia đình thầy. Cả nhà thầy suốt tháng đó chỉ ăn sắn chấm muối. Bạn biết không, điều này giờ đây tôi mới hiểu lòng nhân ái bao la của thầy tôi!       
Thầy ơi! Mặc dù giờ đây chúng con đã lớn khôn ,dù bận trăm công nghìn việc, nhưng chúng con vẫn nhớ tới thầy- một người thầy mặc dù vóc dáng nhở bé nhưng đã gieo cho chúng con những ước mơ và thành đạt bằng ý chí và nghị lực con tim.       Điều mà tôi vẫn còn day dứt nhất là chưa về thăm thầy và chưa được nói lời : “Con cảm ơn thầy”!.       
Ngày kỉ niệm “Nhà giáo Việt Nam ”năm nay nhất định con sẽ về thăm thầy ,để báo cáo với thầy :Thằng Huy ngủ gật năm xưa đã từ lâu trong tim con và bạn bè anh em cùng lớp con  đang làm những gì năm xưa thậy dạy!. Con sẽ được về bên thầy để được nói lời cảm ơn chân thành .  Con được về bên thầy để được nghe lời thầy dạy bảo .     Thầy ơi  !             
   Những đứa con của thầy!                                                                                              

Email tạm thời bấm vào đây THƠ-BÀI VIẾT-ÂM NHẠC