Làng có 99 khoa bảng
25/04/2010
Đó là
làng Khả Lãm, vào thời Lê cùng với thôn Trần Đăng hợp thành xã Cao Lãm,
thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên. Ngày nay, Khả Lãm thuộc xã Cao
Thành, Ứng Hòa, Hà Nội.
Họ Hoàng lập ấp, Tây Nguyễn khai khoa
Khả Lãm là một làng không lớn, nằm ở vùng đồng trũng, cách
xa đường cái quan, lối vào làng quanh co và lầy lội. Nhưng khi vào được
làng rồi thì thấy địa thế ở đây khá đặc biệt, một bên là xóm làng, một
bên là hơn 100 cái ao tiếp liền nhau thành một tuyến ao cong ôm lấy
làng. Người xưa gọi đó là thế Long trì- Phượng các - địa thế phát đạt về khoa bảng.
Theo các cụ cố lão kể, làng có từ thời Lý, thoạt tiên do 2
vợ chồng làm nghề chài lưới đến đây mò tôm, đánh cá, người chồng họ
Hoàng. Sau đó, có thêm nhiều người từ các nơi khác đến cư ngụ ở đây. Họ
Mai là dòng họ khoa bảng nổi tiếng bậc nhất của làng Khả Lãm. Họ Nguyễn
Tây cũng là một dòng họ có nhiều vị đỗ đạt, học vấn và danh vọng lớn,
trong đó có Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn, người đầu tiên đỗ đạt và cũng đỗ
cao nhất (đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp, khoa Nhâm Thìn 1712), được tặng
chức Thượng thư bộ Công và phong tước hầu. Bởi vậy, ở làng Khả Lãm có
câu đúc kết lịch sử lập làng cũng là lịch sử khoa bảng của làng: Họ Hoàng lập ấp, Tây Nguyễn khai khoa.
Hiện nay, dòng họ Nguyễn Tây vẫn gìn giữ nhà thờ cụ Hoàng
giáp Nguyễn Duy Đôn cùng cuốn tộc phả được viết từ niên hiệu Cảnh Hưng
thứ hai, 1741, đời Lê Hiển Tông, có giá trị lịch sử. Tộc phả họ Nguyễn
Tây có chép một giai thoại khá lý thú: Bà nội Nguyễn Duy Đôn tên là Huệ
Lâm, làm nghề dệt lụa và thường đem lụa đi bán ở chợ Vân. Một hôm, thấy
một vị đại quan trên đường về làng với tàn quạt, võng lọng rực rỡ. Hôm
sau, bà sắm cau và trà, đi xin yết kiến vị đại quan. Được gặp, bà trình
thưa: “Kính thưa tướng công, chẳng hay tướng công là người thế nào mà
được vinh hiển đến thế?” Vị đại quan trả lời: “Ta xưa kia vốn nhà nghèo.
Nhưng vì chăm học mà giỏi, đi thi được đỗ cao, nên có vinh hiển như
vậy”. Bà Huệ Lâm ra về với quyết chí cho con ăn học. Bà còn mua sẵn
võng, lọng để con cố gắng học mà thi đỗ. Dốc lòng giúp con đèn sách,
nhưng con trai bà là Nguyễn Duy Tuấn chỉ đỗ tiểu khoa (Tú tài). Nhưng
lòng quyết tâm của bà đã truyền lại trong gia đình, đến cháu đích tôn là
Nguyễn Duy Đôn đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.
Bà Huệ Lâm còn có người cháu gái, chị ruột Nguyễn Duy Đôn,
lấy chồng người họ Mai và sinh ra Mai Danh Tông và Mai Nghĩa Chính (sau
đổi tên là Mai Trọng Tương). Cùng với cậu ruột Nguyễn Duy Đôn, Mai Danh
Tông và Mai Trọng Tương đều đỗ đại khoa. Do vậy, ở Khả Lãm có câu: “Tam
Tiến sỹ đồng triều”, là một niềm vinh dự cho làng xóm. Họ Mai ở Khả Lãm
còn lưu giữ nhà thờ Mai Danh, nhà thờ Mai Trọng Tương. Trong mỗi nhà
thờ, còn đầy đủ hoành phi câu đối cổ và thật trang nghiêm. Riêng nhà thờ
Mai Trọng Tương còn giữ được tấm bảng vinh quy từ thời Lê Ý Tông với
chữ đại tự sơn son thiếp vàng: Tam giáp Tiến sỹ. Họ Mai còn có
nhà thờ song thân của Danh Tông và Trọng Tương cổ kính và rất nghiêm
trang, đặc biệt còn lưu giữ được đạo sắc phong từ thời Lê, phong tặng
cho ông bà 4 chữ vàng : Nghĩa phương giáo dục, vì đã có công nuôi dạy con: Lưỡng tử đăng khoa đệ Tiến sỹ.
Làng có 99 nhà khoa bảng
(Ảnh nhà bia thôn Khả Lãm Xưa và Cao lãm ngày nay)
Ở làng Khả Lãm còn có tấm bia đá ghi chép về khoa danh của làng do bà Vương Thị Lại, người ở Bắc Ninh về làm dâu ở Khả Lãm vào những năm đầu thế kỷ XX, cung tiến. Chồng bà là Mai Bá Lân, hậu duệ của Mai Danh Tông, Mai Danh Tương. Biết quê chồng là đất văn học, nhà chồng vốn dòng dõi thi thư, gia phả còn có, nhưng chưa thấy bia đá, biết đâu bia đá đã bị thời gian làm cho mai một mất..., bà Vương Thị Lại quyết định mời các nho sinh đương thời lục tìm qua tộc phả của họ Mai và tộc phả của những học khác ở Khả Lãm, ghi chép họ tên và khoa thi từng vị, từ Tiến sỹ, Cử nhân đến Tú tài thời nhà Lê, để khắc vào bia đá. Bia cao 1,6m, rộng 1,2m, khắc ghi tên các vị khoa bảng. Phần các vị đỗ đại khoa (Tiến sỹ) thì ghi đủ từng khoa danh. Vì nhiều quá, phần các vị đỗ trung khoa (Cử nhân) và tiểu khoa (Tú tài), chỉ ghi tên người và viết tắt một chữ “trung” hoặc chữ “tiểu”. Văn bia ghi 3 vị Tiến sỹ, 89 vị Cử nhân và 7 vị Tú tài. Vậy nên người ta nói làng có 99 nhà khoa bảng!
Ở làng Khả Lãm còn có tấm bia đá ghi chép về khoa danh của làng do bà Vương Thị Lại, người ở Bắc Ninh về làm dâu ở Khả Lãm vào những năm đầu thế kỷ XX, cung tiến. Chồng bà là Mai Bá Lân, hậu duệ của Mai Danh Tông, Mai Danh Tương. Biết quê chồng là đất văn học, nhà chồng vốn dòng dõi thi thư, gia phả còn có, nhưng chưa thấy bia đá, biết đâu bia đá đã bị thời gian làm cho mai một mất..., bà Vương Thị Lại quyết định mời các nho sinh đương thời lục tìm qua tộc phả của họ Mai và tộc phả của những học khác ở Khả Lãm, ghi chép họ tên và khoa thi từng vị, từ Tiến sỹ, Cử nhân đến Tú tài thời nhà Lê, để khắc vào bia đá. Bia cao 1,6m, rộng 1,2m, khắc ghi tên các vị khoa bảng. Phần các vị đỗ đại khoa (Tiến sỹ) thì ghi đủ từng khoa danh. Vì nhiều quá, phần các vị đỗ trung khoa (Cử nhân) và tiểu khoa (Tú tài), chỉ ghi tên người và viết tắt một chữ “trung” hoặc chữ “tiểu”. Văn bia ghi 3 vị Tiến sỹ, 89 vị Cử nhân và 7 vị Tú tài. Vậy nên người ta nói làng có 99 nhà khoa bảng!
Tuy nhiên, văn bia mới chỉ ghi tên các vị đỗ đạt thời Lê.
Còn trước thời Lê và thời Nguyễn nữa? Ở Khả Lãm có một chuyện truyền
tụng rằng, vào thời Lê là thời kỳ khoa bảng của làng hiển đạt nhất. Đến
năm 1994, nhà nghiên cứu văn hóa Quách Vinh đã đưa ra lý giải hiện tượng
này. Ông mải miết tìm đọc những trang sách của tiền nhân, và viết: “Cuốn hương phả của làng Khả Lãm, có những câu:
“…Nào Tiến sỹ, Cử nhân, Tú tài ơn quốc lộc
Đếm rành rành trên một trăm ông.
Đáng giận thay, tên chúa Gia Long,
Non nước ấy, bán cho giặc Pháp
Các nho sỹ, buồn, không hợp tác…”
Thế là rõ, làng Khả Lãm, một làng khoa bảng của thời Lê
nhưng lại không có người đỗ đạt thời Nguyễn, đó là do người dân không
chịu hợp tác với nhà Nguyễn, không thi cử với nhà Nguyễn... Điều này
cũng cho thấy, các vị khoa bảng của Khả Lãm nhiều hơn con số 99!
ANH CHI