Hãy sống vui vẻ với những điều ta yêu thích,những điều ta muốn khám phá,những việc ta muốn làm trong khuôn khổ cho phép của thời gian!

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Một cách phân tích Tiếng Việt

TIẾNG VIỆT HUYỀN DIỆU: GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT





 

LGT: "Giải Phẩu Tiếng Việt" là bài thuyết trình
của BS Nguyễn Xuân Quang tại Đại Hội Y Sĩ Việt Nam ở Atlanta, Georgia- Hoa Kỳ
được tổ chức vào từ 1.11 đến 4.11.2007.


 

  * * * 

 

Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người
cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các
từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được
điều gì chăng? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu
Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu
một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử,
triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo.

Trước hết xin có vài dòng để “soạn mổ”. Chữ viết chỉ là
ký tự chuyên chở âm và nghĩa ngữ. Dù dựa vào chữ quốc ngữ hiện nay hay chữ nôm
hay một thứ chữ cổ nào đó (có thể là chữ nòng nọc còn ghi khắc trên trống đồng
âm dương Đông Sơn của người cổ Việt đã dùng) để truy tìm các âm và nghĩa của
tiếng Việt cũng không thành vấn đề. Vì thế ta có thể dùng chữ quốc ngữ để nghiên
cứu tiếng Việt. Nhưng phải nhớ là ta phải chú trọng tới âm, thanh, để tìm nghĩa
gốc hay nghĩa gần nguyên gốc của một từ không nên gò bó, trói mình vào các qui
luật ngữ pháp của chữ viết abc hiện nay một cách quá “mô phạm” và máy móc, mù
quáng. Các qui luật về ngữ pháp của chữ quốc ngữ abc hiện nay đã đóng khung âm
và nghĩa của tiếng Việt trong khi đó người cổ Việt dùng âm và nghĩa biến dịch
linh động theo âm dương của Dịch nòng nọc. Từ có thể là một hay do nhiều chữ
ghép lại. Do đó ta có thể giải phẫu một từ ra làm nhiều phần, nhiều chữ để truy
tìm nguồn gốc của âm, truy tìm tầm nguyên nghĩa ngữ. Mỗi chữ cái dù là nguyên âm
hay phụ âm cũng là một ký hiệu chuyên chở âm, thanh, tiếng nói đã có ý nghĩa.
Các chữ viết từ ngày xưa tới nay của loài người dù là loại chữ viết nào đi nữa,
từ linh tự (hieroglyph) Ai Cập cổ, chữ thánh hiền Trung Hoa, chữ thượng đế Phạn
ngữ cho tới chữ quốc ngữ abc đều là di duệ của chữ nòng nọc thái cổ. Chữ
nòng nọc là chữ cổ nhất của loài người gồm có hai chữ cái nòngvòng
tròn (O)
nọc là hình que (I) (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm
Dương Đông Nam Á). Nghiên cứu tiếng Việt phải dựa vào nòng nọc, âm dương nền
tảng của Dịch lý
(Tiếng Việt Huyền Diệu).

Nếu nhìn dưới diện chữ quốc ngữ không thôi thì giản dị
là giải phẫu chữ quốc ngữ abc ta có thể học và nghiên cứu chữ quốc ngữ abc tức
tiếng Việt hiện kim.

. . . . . .

Sau phần “soạn mổ” vừa trình bầy, bây giờ xin rửa ta,
đeo găng tay, cầm dao kéo và “nhúng tay vào máu”.

 

Vì phạm vi của bài viết chỉ xin mổ xẻ vài ba từ làm ví
dụ.

 

.KHÔNG

 

a. Cắt bỏ một chữ.

-Cắt bỏ chữ K đầu chữ còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng
cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông, hông
biết, hỏng biết, hổng thèm, hỏng có... Hỏng, hổng là
rỗng, trống không như lỗ hổng, Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng,
hổng, hông = khổng, không.

-Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong có một
nghĩa là tròn, vòng tròn O ruột thịt với không có nghĩa là số
không
O như thấy qua từ ghép cong vòng tức cong = vòng, cái
cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái
vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O. Kông, công cũng có một nghĩa là
cóc, là không (xem dưới) như thấy qua từ đôi công cóc nghĩa
là công = cóc. Công cóccông không. Cần phân biệt công
cóc
với công cốc. Công cốc có nghĩa là công của con
cốc, làm đi nữa thì cũng công cốc mà thôi có nghĩa là
làm giống như con cốc ra công bắt cá mà chẳng được ăn (vùng Nam Trung Hoa như ở
Quế Lâm người đánh cá dùng con cốc bắt cá, cho cốc đeo một cái vòng ở cổ cho
chúng không nuốt được cá). Công cóc và công cốc có nghĩa giống nhau nên hai từ
công cóc và công cốc thường dùng lẫn lộn với nhau.

-Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = khoc, với h câ m,
khoc = c ó c. Cóc có một nghĩa là không như cóc cần, cóc
biết
, cóc thèm ăn. Với nghĩa cóckhông ta thấy rất
rõ tại sao con cóc lại liên hệ với trống, tại sao trên trống đồng có
những hình tượng cóc. Theo qui luật từ đôi trống không ta có trống
= không. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, trống là tiếng
nói của hư không (tiếng trống thu không). Con cóc có một nghĩa là không
nên liên hệ với trống, với hư không. Việt ngữ cóc soi sáng sự tranh luận của các
nhà khảo cứu trống đồng âm dương về các tượng loài lưỡng thê trên trống đồng âm
dương là cóc hay ếch? Qua nghĩa con cóc là con không ta thấy các
tượng ngồi ở biên trống đồng âm dương nghiêng nhiều về cóc, cóc có một khuôn mặt
mang tính chủ (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).

-Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là
không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn
này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào
âm
, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư
không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió, Tốn OII. Khôn O thái
âm OO là Khôn nước vũ trụ. Các tác giả Việt Nam viết về Dịch thường theo Dịch
Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh
bắt nguồn từ âm dương (lửa nước) chưa có đất. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch
Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, một thứ Dịch thế gian duy
tục.

 

b. Cắt bỏ nhiều chữ

 

-Cắt bỏ hai chữ đầu KH còn lại ÔNG. Ông, ống là vật
tròn dài trống rỗng, trống không có một nghĩa là rỗng, không. Hán Việt gọi rau
muống là ông xôi với ông có nghĩa là rỗng, rau muống là rau trống
rỗng.

-Cắt bỏ hai chữ sau cùng NG còn lại KHÔ. Qua từ đôi
cóc khô (nó biết cái cóc khô gì đâu mà hỏi nó), ta có cóc = khô.
Cóc có một nghĩa là không thì khô bắt buộc cũng phải có
nghĩa là không.

-Cắt bỏ ba chữ

.Cắt bỏ K, N, G còn lại HÔ. Mường ngữ
không.

.Cắt bỏ H, N, G còn lại KÔ. K ô = phương ngữ Huế O là
cô. O, có một nghĩa là không. Cô, O thuộc dòng Nòng, Khôn (âm, nữ,
mẹ).

-,Cắt bỏ hết bốn phụ âm

Cắt bỏ hết bốn phụ âm còn lại Ô. Hiển nhiên Ô có gốc O,
có một khuôn mặt là chữ nòng O, ruột thịt với số zero 0.
Ô, O, 0 có một nghĩa là không.

 

.CHẠNG, CHÁNG

 

từ cháng, chạng chỉ chỗ ngã ba cành hay thân cây.

 

-Cắt bỏ C, còn lại HÁNG, chỗ ngã ba thân người trông
giống cháng, chạng cây. Háng là chỗ ngã ba thân người, chỗ cháng, chạng thân
người. Anh Ngữ crotch, chạc, chạng, cháng cây, háng, bẹn; crotch
itch
là chứng ngứa ở háng hay bẹn tức bị hăm vì bị vi nấm mọc.
Với r câm, c(r)ot- = cột, cọc. Ta thấy háng
crotch có gốc từ cây, từ chạc cây giống hệt Việt ngữ háng. Háng và
croth là chỗ ngã ba thân người giống như chạc, cháng, chạng cây.

-Cắt bỏ H, còn lại CÁNG. Người cổ dùng cáng bằng cành
cây để tải thú, thức ăn, ngày nay ta dùng cáng để chở người, tải thương. Cáng
nguyên thủy là cành cây chẻ hai hay cháng cây. Để hai nhánh chẻ xuống mặt đất
dùng như hai chân rồi đặt dồ lên trên và kéo phần cán, phần thân. Cáng là cháng
cây còn thấy rõ qua Pháp ngữ brancard, cáng, ruột thịt với
branche, Anh ngữ branch, cành cây. Cáng là cháng, chạng cây đẻ hai
dùng tải đồ. Về sau con người làm hai cái bánh xe móc vào hai nhánh đặt xuống
đất phát minh ra được chiếc xe như xe kéo, xe cút-kít, xe ba gác để chuyên chở,
tải đồ. Cáng biến âm với Càng. Càng cua, càng tôm mang hình ảnh của cháng
cây chẻ hai.

-Cắt bỏ N, còn lại CHẠG = chạc (cháng, chạng cây). Người
Bắc hay dùng từ chạc này.

-Cắt bỏ G, còn lại CHẠN. Chạn nguyên thủy là chiếc giá
cây làm bằng cháng cây để gác, cất hay phơi thức ăn. Ngày nay chạn là chỗ cất
giữ thức ăn.

-Cắt bỏ H và G, còn lại CÁN, tay cầm. Cán biến âm với
cần (cây, que như cần câu), Hán Việt can, gậy, với cành
nghĩa liên hệ với cháng, chạng. Theo biến âm c=h, ta có cán =
handle. Handle có gốc handtay. Tay người tương đương
với cành cây như thấy qua Hán Việt chi là tay chân và cũng có nghĩa là
cành cây. Rõ ràng cán, cần, can = cành =
hanle. Ở đây ta cũng thấy rõ cán ruột thịt với cáng đã nói
ở trên liên hệ với cành cây. Ta cũng thấy càng cua, càng tôm là một thứ tay rõ
ràng liên hệ với chi, cành, cháng, chạng và với nghĩa là “tay cầm”, cán ruột
thịt với càng là một thứ tay để cầm, kẹp.

-Cắt bỏ NG, còn lại CHẠ, CHÁ.

Chá, chà
chạc, gạc (c=ch= g) như nai chà l à nai chạc, nai
gạc,
nai có sừng trông như chạc cây; là nhánh, cành cây như chổi chà
là chổi làm bằng nhánh cây nhỏ. Chá, chà liên hệ với Hán Việt
chi, cành nhánh.

 

.CHẾT

 

Chết là khuôn mặt đối nghịch của sự sống, là khuôn mặt
hủy diệt ngược với khuôn mặt sinh tạo.

-Cắt bỏ chữ C đầu, còn lại HẾT. Chết là hết.

-Cắt bỏ chữ H, còn lại CẾT = KẾT. Chết là kết thúc, là
chấm dứt, như kết liễu cuộc đời. Cết, kết liên hệ với hậu tố
-cide, giết, làm cho chết như homicide, giết người,
sát nhân.

-Cắt bỏ chữ T cuối, còn lại CHẾ. Tang chế liên hệ
tới chết.

-Cắt bỏ hai chữ CH đầu, còn lại ẾT. Ết biến âm
với út là chót, cuối cùng, hàm nghĩa kết. Từ ết cũng có thể
coi như từ hết với h câm.

-Cắt bỏ cả ba phụ âm C, H, T một lúc, còn lại Ế. Ế có
nghĩa là không như ế chồngkhông có chồng, ế
khách
không có khách. Không, không còn có một nghĩa là
mất. Mất là chết như ông ta mất tối hôm qua rồi. Chết là trở về
cõi không.

 

Những từ kể trên ta biết nghĩa khá rõ, nên tương đối
dễ, trong nhiều trường hợp, nghĩa g ốc của từ ta không biết. Đây là những trường
hợp giải phẫu rất hữu ích. Ví dụ như từ Sống.

 

.SỐNG

 

SỐNG là gì? Tôi nghĩ, không ai trong chúng ta biết chắc
nghĩa gốc của sống là gì. Bây giờ ta hãy giải phẫu từ SỐNG xem
sao.

 

-Cắt bỏ S còn lại ỐNG, thân cây tròn thẳng, rỗng như cây
cột ví dụ như ống tre.

-Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, một loại cây đòn
nhọn đầu như đòn sóc (xóc), đòn càn, theo biến âm s=c, sốg,
sóc biến âm với cọc.

-Cắt bỏ G còn lại SỐN, biến âm với Hán
Việt
CỐN, CÔN. Cốncan (gan) liên hệ với can (gậy),
theo Đông Y cốn, can, gan thuộc về mộc (cây). Hán Việt
côn là gậy.

Như thế ta thấy SỐNG có gốc nghĩa là CÂY, CỘT, GẬY.
Thật vậy ta cũng thấy SỐNG có một nghĩa là cột, cây qua tên xương SỐNG
lưng
hay còn gọi là CỘT SỐNG. Theo qui luật của từ ghép, từ đôi ta có CỘT =
SỐNG. Xương sống hình cây cột, là xương cột trụ của thân người, ta cũng thấy
rất rõ qua từ Anh ngữ là vertebral column. Xương SỐNG là xương CỘT. Từ
SỐNG có gốc nghĩa là cột, cây, cọc vì thế mà từ SỐNG còn có một nghĩa nữa nghĩa
là TRỐNG như gà sống = gà trống.
Trống là đực là nọc, là
cọc, là cây, là cột.. Ta cũng gọi phần cột trụ phía lưng của con dao tức gọng
dao
sống dao.

Tại sao Sống lại có gốc nghĩa là cột, là cây? Xin thưa SỐNG
có nghĩa là Cây là dựa theo Vũ Trụ Tạo Sinh. Sự SỐNG do CÂY ĐỜI SỐNG sinh ra.
Thật vắn tắn xin nhắc lại Vũ Trụ Tạo Sinh khởi đầu là Hư Không sau đó cực hóa
thành Trứng Vũ Trụ (thái cực), rồi phân cực thành Lưỡng Nghi cực âm và cực
đương. Hai cực âm dương liên tác sinh ra Tứ Tượng. Tứ tượng vận hành sinh ra Tam
Thế muôn loài biểu tượng bằng một cây gọi là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời
Sống.

Cây Đời Sống sinh ra muôn sinh trong đó có con người. Do đó
từ SỐNG mới có nghĩa gốc là CÂY.

Con người là tiểu vũ trụ (microcosm) con của đại vũ trụ
(macrocosm). Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, con người do Cây Vũ Trụ
sinh ra nên con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay
thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng và con người nói chung được biểu
tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là "người-cây vũ trụ" hay người vũ
trụ. Con người có chốc (đầu) tròn ứng với chòm cây, chóp cây (chốc
biến âm với chóp, chòm, chỏm), hai tay ứng với cành (vì thế
Hán Việt chi là tay chân cũng có nghĩa là cành cây), mình thẳng đứng ứng
với thân cây, theo biến âm th = tr (như một tháng = một trăng), ta có Anh ngữ
trunk = thân và rễ cây ứng với chân. Điều này thấy rõ qua truyền
thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Dạ là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân
là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do
cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống
(người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình
trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Ta cũng thấy theo biến âm s=c=k, si=
ki, kì, kẻ, cây. Cây si có nghĩa cổ là “cây”, tức cây si là cây thần tổ
của tất cả loài cây nên mới có tên là si, ki, cây và vì vậy cây si mới đẻ ra
thần tổ loài người. Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào
ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Các tín đồ Thiên Chúa giáo có
thể hiểu nghĩa cây Noel theo một ý nghĩa nào đó nhưng hiển nhiên cây giáng sinh
mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được
chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa. Phật Tổ giác ngộ, thành đạo dưới
gốc cây Bồ Đề là Phật nhập vào Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Phật hóa
thân thành Vũ Trụ, Tam Thế.

Ở đây ta cũng thấy Mường Việt cổ (và ngày nay cũng còn thấy
ở một số sắc dân ở Việt Nam) có tục chôn người chết trong một thân cây khoét
rỗng. Con người sinh ra từ Cây Đời Sống khi chết đem chôn trong Cây để lại trở
về với nguồn sinh tạo để trở về với nguồn cội, để được tái sinh. Con người là
Tiểu Vũ Trụ sinh ra từ Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế khi chết đem chôn trong Cây để
trở về với Đại Vũ Trụ…

 

Đã hiểu rõ nghĩa của từ SỐNG có gốc nghĩa là CÂY và mang
trọn ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG bây giờ ta quay trở lại xem từ SỐNG có quả thực có
mang ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG trong Vũ Trụ Tạo Sinh không?

 

Âm dương

 

Theo duy dương sống với nghĩa là trống, là
đực, là nọc và sống là cột là nọc, là dương. Theo duy âm, sống biến âm
với sóng là nước chuyển động, sinh tạo, biến âm với sông, dòng
nước chẩy, liên hệ vơi nước là cái, là âm. Nước là mẹ của sự sống. Sống
có hai khuôn mặt nước lửa, nòng nọc, âm dương.

 

Tứ Tượng

 

-Cắt bỏ S còn lại ỐNG, ống biểu tượng cho Trục Thế
Giới
hình ống nằm trong Núi Trụ Thế Gian. Trục Thế Giới hình ống là siêu xa
lộ thông thương Tam Thế. Phần thân hình ống của trống đồng âm dương Đông Sơn
biểu tượng cho Trục Thế Giới.

-Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, ta có cây đòn sóc là cây cọc
nhọn hai đầu, theo s=c (sắt = cắt), sóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho
Tượng Lửa.

-Cắt bỏ G còn lại SỐN biến âm vối cốn, côn là cây,
gậy.

Cây, gậy mang hình ảnh núi Trụ Chống Trời biểu tượng cho
Tượng Đất dương.

-Cắt bỏ NG còn lại SỐ, biến âm với sối (đổ nước) như
sối nước gội đầu, mưa sối sả và số, sối biến âm với gốc sa-
sả là nước như cỏ sảcỏ nước là thứ cỏ dùng đun nước để
tắm gội, làm nước uống (trà sả) và làm gia vị nấu ăn, lúa sạlúa
nước
mọc ngoi theo mực nước dâng lên; sa- sả liên hệ với Phạn
ngữ saras, nước. Số-, sa, sả, nước biểu tượng cho Tượng
Nước.

-Cắt bỏ S, N, G còn lại Ố, biến âm với Ô. Dưới lăng kính Tứ
Tượng, Ố, Ô, O có một khuôn mặt là không, không khí, gió
biểu tượng cho Tượng Gió.

 

Tam Thế

Nếu nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh toàn diện thì Ô
(dù) biểu tượng cho Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. Người Ngaju, Borneo
có cây dù Payong biểu tượng cho Cây Đời Sống, Cây Tam Thế. Núi Tản Viên hình
tán, hình lọng, hình ô dù biểu tượng cho Cây Tam Thế vì thế còn có tên là Núi
Tam Từng (Ba Tầng tức Tam Thế), núi Ba Vì (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Như thế từ SỐNG đem giải phẫu ra ta thấy bao gồm đủ nghĩa
âm dương, tứ tượng Lửa, Đất Nước, Gió, Cây Tam Thế, Trục Thế Giới, Cây Đời Sống
nghĩa là mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh.

 

Chắc còn có những người theo chủ nghĩa hoài nghi vẫn
chưa tin. Để thuyết phục những người này, tôi xin đối chiếu Sống
với Hán ngữ Sinh (sống). Vì Hán ngữ Sinh là một thứ chữ
tượng hình còn mang dấu tích của chữ viết nòng nọc nên ta có thể “thấy” nghĩa
bằng mắt. Từ sinh được người Trung Hoa và các vị khoa bảng ngày nay giải
tự theo kiểu “thầy đồ” theo một tầm nguyên nghĩa ngữ nào đó, nhưng tôi nghĩ cách
giải tự dựa vào các chữ ruột thịt với chữ nòng nọc còn ghi khắc lại trên giáp
cốt (trên mu rùa và trên xương) đáng tin cậy nhất. Giáp cốt văn cho thấy từ
Shèng (Sinh) có gốc nghĩa là grow (mọc) vẽ hình một chiếc cây mọc
trên mặt đất. Ta thấy rõ từ sinh có nguồn gốc từ một biểu tượng nguyên
thủy là một chiếc cây.



Từ Sinh trên
giáp cốt có nghĩa là grow (mọc) diễn tả bằng hình cây mọc trên mặt
đất
(Wang Hongyuan).

 

Vì thế tôi xin
giải tự từ Sinh bằng chữ viết nòng nọc theo Vũ Trụ thuyết.
 


Giải tự Hán
ngữ Sinh

Ta thấy rất rõ
từ Sinh gồm có ba nét ngang là chữ tam là Ba Cõi, Tam Thế, có
nét thẳng đứng như cây cột cắm trên mặt đế bằng (nét ngang lớn dưới cùng)
mang hình ảnh một cây cột trụ chống, xuyên qua chữ Tam Ba Cõi là Trục Thế Giới.
Chữ tam Ba Cõi và nét thẳng đứng Trục Vũ Trụ biểu tượng Cây Tam Thế, Cây Đời
Sống sinh ra sự sống trong đó có con người. Vì con Người là tiêu biểu của sự
Sống nên mới có thêm một nét phẩy bên trái ở nét ngang trên cùng của chữ tam.
Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là
người. Rõ ràng chữ Sinh có gốc từ Cây Đời Sống sinh ra. Con người
là tiêu biểu của sự sống nên trong chữ Sinh có chữ Nhân. Ở đây ta thấy chữ nhân
nằm ở nét ngang cao nhất tức Cõi Trên cho thấy con Người ở một đẳng cấp cao
trong muôn sinh, con người đứng đầu trong muôn sinh, con Người bình đẳng với
Thượng Đế. Chữ Nhân nằm trên Trục Thế Giới cũng cho biết con người là Trung Tâm
của Vũ Trụ...

 

. . . . .
.

 

 

NHỮNG ĐIỀU TA
CÓ THỂ RÚT TỈA RA ĐƯỢC QUA PHẪU THUẬT, MỔ XẺ TIẾNG VIỆT.

 

Chỉ xin tóm gọn
ở đây.

 

.Mổ xẻ Việt ngữ
giúp ta truy tìm nguồn gốc, gốc chữ, tầm nguyên nghĩa
ngữ
của một từ, ví dụ như từ Sống ở trên.

.Một từ do nhiều
âm ghép lại. Chúng ta thường cho rằng Việt ngữ là đơn âm, ở đây cho thấy Việt
ngữ cũng có thể có một khuôn mặt đa âm.

.Một từ có nhiều
âm trong đó có những âm, những từ mang cùng một nghĩa, có thể coi như là những
từ con, từ cháu.

.Một từ do nhiều
từ ghép lại và khi những từ ghép vào có khác nghĩa với từ đem mổ thì ta có
hiện tượng lồng âm, lồng từ trong tiếng Việt.

.Khi cắt bỏ một
chữ hay nhiều chữ của một từ, phần còn lại cũng là một từ có cùng một nghĩa, tức
là nghĩa không thay đổi thì ta có hiện tượng chữ câm ví dụ cắt bỏ k của
kềnh (nằm kềnh ra đó) còn lại ềnh (nằm chềnh ềnh ra
đó
) (Tiếng Việt Huyền Diệu).

.Khi cắt bỏ một
chữ hay nhiều chữ của một từ Việt, phần còn lại cũng là một từ Việt hay là một
từ thuộc một ngôn ngữ khác nhưng vẫn có cùng một nghĩa hay nghĩa lệch, nghĩa
hoán chuyển thì ta có hiện tượng chuyển âm hay biến âm lịch sử
trong tiếng Việt hay từ ngôn ngữ Việt qua ngôn ngữ khác. Ví dụ từ chết
cắt bỏ h còn cết tức Hán Việt kết liên hệ với hậu tố
-cide.

Xin lưu tâm là
qua giải phẫu cho thấy sự biến âm lịch sử và hiện tượng chữ câm có khi đi chung
trong một từ, hai hiện tượng này nằm chồng lên nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu).

.Giải phẫu cho
thấy có thể có hai trường hợp: trường hợp thứ nhất các phần còn lại sau khi cắt
bỏ đều có cùng gốc nghĩa với từ đem giải phẫu, trường hợp thứ hai những
từ này có thể mang nghĩa biểu tượng theo các biến âm với từ gốc như trong
trường hợp từ Sống.

.Một điểm hết
sức huyền diệu nữa là ta có thể dùng phương pháp giải phẫu Việt ngữ học và
hiểu ngôn ngữ cổ
của loài người như trường hợp chữ cổ Trung Hoa (như đã thấy
qua từ Sinh ở trên), các linh tự Ai Cập cổ. Hãy lấy một ví dụ linh tự Kh. Theo
các nhà Ai Cập học, kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta).

 


 

Theo tôi, không
hẳn vậy. Như đã thấy cho tới giờ ta giải phẫu cắt bỏ đầu đuôi, tay chân, thân
mình, ruột gan của từ Không mà phần còn lại vẫn có nghĩa là không
hay liên hệ với không như thế ta suy ra nếu ta cắt bỏ Ô, N, G của
từ KHÔNG, còn lại KH thì KH cũng phải có nghĩa là không (người cổ Việt
phát âm KH là gì đó ta không rõ, biết đâu người Ai Cập cổ phát âm KH giống như
người cổ Việt hay ít ra cổ Việt và Ai Cập cổ phát âm KH theo những biến âm của
nhau). Bắt buộc. Hình vòng tròn có những sọc song song nằm ngang trong
hình ngữ Ai Cập cổ Kh phải hiểu đây là biểu tượng cho hư không nước
người cổ Ai Cập gọi là Nun, Biển Vũ Trụ (hàng ngày mặt trời đi từ
đông sang tây qua Biển Vũ Trụ bằng thuyền trời solar barque). Vòng tròn có sọc
Kh là biểu tượng của hư không âm, nguồn cội, cái nôi, cái
nhau của sự sinh tạo ra muôn loài. Nên nhớ là các mẫu tự Ai Cập là những
linh tự (hieroglyph) là chữ Trời, chữ Thánh Hiền mang ý nghĩa tín ngưỡng.
Dấu tích chữ nòng nọc, chữ của Vũ Trụ giáo của Dịch thấy rất nhiều trong các
hình ngữ Ai Cập (xem Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Vì thế
vòng tròn nước Kh phải hiểu theo nghĩa chính thống của duy thần là Không, hư
không âm, còn hiểu theo “lá nhau” là hiểu theo duy tục. Kh phải hiểu theo Việt
ngữ là Không, hư không, là một mẫu tự con đẻ của chữ nòng O, hư không, không
gian của chữ nòng nọc. Ta có thể kiểm chứng lại qua linh tự kher có nghĩa
trên, bên trên, trên cao.

 

Linh tự Ai
Cập cổ kher có nghĩa là above, over.

Ta thấy rất rõ
vòng tròn có những sọc ngang song song Kh biểu tượng cho nước tức hư không,
không gian âm đi cặp đôi với hình ngữ chữ R (hình quả trám mà các nhà Ai Cập
học hiện nay gọi là cái miệng) có nghĩa là mặt trời sinh tạo, Tạo Hóa Ra, mặt
trời vũ trụ, hư không. Kh với nghĩa là hư không, vũ trụ âm nên kher mới
có nghĩa là above, over. Nhưng rõ nhất và không còn gì để tranh
luận, không còn chối cãi nữa là KH thấy trong từ cổ có gốc từ chữ nòng nọc là
KHAN (có một nghĩa theo Dịch là K’an tức Khảm, nước).


 

Rõ như “con
cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua
” là KH được diễn tả
bằng hình vòm (vòm vũ trụ, vòm trời) tức không (hư không, không
gian, không khí). Ta cũng thấy Khan gồm co Kh là vòm không gian tức hào Khôn O
dương, gió và N là sóng nước tức hào Khôn O âm. Hiển nhiên nọc mũi mác ở giữa là
hào dương. Ta có KHAN = OIO, quẻ Khảm.

Ở đây một lần
nữa ta thấy các học giả thế giới ngày nay không dựa vào chữ nòng nọc nên đã diễn
giải cổ sử thế giới lệch lạc hay theo những nghĩa duy tục ngày nay.

Tóm lại mẫu tự
Kh là cái vòng tròn có nước là Không (gian), nguồn cội, “lá nhau” của vạn vật.
Kh là Không (gian) (Tiếng Việt Huyền Diệu).

 

. . . . .
.

 

Tóm lại

 

Việt ngữ là
ngôn ngữ có thể giải phẫu được.
Giải phẫu tiếng Việt
cho thấy rõ được “ruột gan” của một từ. Mổ xẻ Việt ngữ cho biết nguồn gốc,
gốc nghĩa, gốc chữ
của một từ, cho biết hiện tượng chữ câm, biến âm lịch
sử, lồng chữ, lồng âm, tính đa âm
giúp nghiên cứu cổ ngữ Việt và cổ
ngữ thế giới
cũng như giúp truy tìm nguồn gốc ngôn ngữ loài
người.

 

Giải phẫu tiếng Việt giúp thấu hiểu tường tận tiếng Việt. Giải phẫu
tiếng Việt dựa trên chữ quốc ngữ abc giúp thấu hiểu tường tận chữ quốc ng ữ.
Hãy dùng thuật mổ xẻ trong việc nghiên cứu, học và dậy tiếng Việt.

 

Hình ảnh làng Việt cổ

Khu du lịch Làng Việt Cổ Cố Viên Lầu
Được đăng bởi : Mytour.vn
Làng Việt Cổ – Cố Viên Lầu như một điểm nhấn cho phong cảnh hữu tình nơi đây. Ở đây quy tụ hơn 20 nếp nhà cổ có niên đại từ thế kỉ 18 -20 đều được làm...


Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, là cửa ngõ ra đồng bằng Bắc Bộ hay vào lãnh thổ miền Trung. Nơi đây vừa là gạch nối vừa là ngã ba của 3 nền văn hoá lớn: sông Hồng – sông Mã – Hoà Bình.

Là vùng đất có vị trí chiến lược trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đất Ninh Bình ken dày vết chân lịch sử. Kinh đô Hoa Lư với ngót nửa thế kỉ của hai vương triều Đinh – Lê dựng nền chính thống, độc lập. Hoa Lư cũng là nơi khai sinh ra vương triều Lý với áng văn “chiếu dời đô” lịch sử.


Ninh Bình có đủ cả rừng, biển, trung du, miền núi và đồng bằng, đúng là mô hình của một đất nước Việt Nam thu nhỏ. Là nơi chứa những vật báu của trời, nơi nổi tiếng có nhiều thắng cảnh. Đây là vùng đất đầu gối rừng, lưng áp biển, núi không cao mà hiểm, sông không sâu mà nước chảy siết, con người, phong tục thuần hậu .


Làng Việt Cổ  – Cố Viên Lầu nằm cạnh bến thuyền Tam Cốc, có diện tích 22.000m2, phía Đông giáp với đường vào đền Thái Vi nơi thờ các vị vua nhà Trần, phía Tây giáp với sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến đò Tam Cốc, phía Bắc giáp với dãy núi cửa Quen.

Qua chiếc cổng này, chúng ta sẽ lạc vào làng quê Bắc bộ xưa
Một mái nhà cổ 5 gian với những cột kèo đặc trưng của vùng nông thôn Bắc bộ
 
Làng Việt Cổ  – Cố Viên Lầu như một điểm nhấn cho phong cảnh hữu tình nơi đây. Ở đây quy tụ hơn 20 nếp nhà cổ có niên đại từ thế kỉ 18 -20 đều được làm từ gỗ quý với những đường nét nghệ thuật tinh sảo, sống động .
Một mái nhà cổ ở làng quê xưa với tường đất, mái rơm

Những nếp nhà được cất dựng sát bên nhau tạo nên một không gian mang đầy màu sắc văn hoá truyền thống .Và màu sắc văn hoá truyền thống ấy không chỉ nằm ở trong các nếp nhà cổ mà còn ở những đồ vật của người dân sử dụng hàng ngày.

Hàng rào tre với những bụi trầu không gợi lại một thời đã xa
Gầu sòng, nơm bắt tôm, bắt tép của người nông dân Bắc bộ xưa
Giường tre, chõng tre, ban thờ tre, bàn gỗ là những vật dụng rất bình dị
trong mỗi ngôi nhà ở vùng nông thôn Bắc bộ xưa
Bên trong các nếp nhà cổ là nơi trưng bày rất nhiều cổ vật đã từng gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam từ hàng trăm hàng nghìn năm qua. Đến với điểm du lịch Làng Việt Cổ  – Cố Viên Lầu du khách còn được tìm hiểu về giá trị văn hoá của các cổ vật qua các thờiđại đồ đá, đồ đồng, đồ gốm sứ….Đồng thời du khách còn được hoà mình vào những trò chơi dân gian, được thưởng thức những món ăn đặc sản, những món ăn dân dã của quê hương Ninh Bình và được nghỉ ngơi trong một không gian cổ kính bên cạnh phong cảnh hùng vĩ của núi non, hang động và sông nước nơi đây.

Một mái đình cổ được dựng lại trong khu Cố Viên Lầu ngay sát chân núi
Nếu ai đó đã từng ví Ninh Bình là hình ảnh của một đất nước Việt Nam thu nhỏ thì Làng Việt Cổ – Cố Viên Lầu là hình ảnh thu nhỏ của những làng quê Bắc Bộ Việt Nam, của nhữn giá trị dân gian truyền thống. Và chắc hẳn mỗi du khách khi đến với đất Ninh Bình về với đất Cố Đô chắc không thể không đến với Làng Việt Cổ  – Cố Viên Lầu.

 khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
 khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
Dẫn vào khu nhà cổ là cổng Tam Quan dài 25 mét, rộng hơn 5 mét và cao hơn 9 mét, bên trên đắp nổi 3 chữ Cố Viên Lầu. Với diện tích hơn 20.000 m2, Cố Viên Lầu đang bảo tồn và trưng bày hơn 20 nếp nhà cổ thuộc nền văn hóa đồng bằng sông Hồng, có niên đại thế kỷ 18-19.

 khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
 khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
Những hoa văn được chạm khắc tinh sảo, sống động trên từng thớ gỗ  .
Nhà cổ Khánh Hòa là ngôi nhà duy nhất được giữ nguyên cấu trúc của nhà Đại khoa, có trên 100 năm tuổi. Bên trong ngôi nhà được làm từ gỗ và đá này còn trưng bày hoành phi câu đối, tủ chè, sập gụ và bộ sưu tập đồ sứ có từ thế kỷ 18-19.

  khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
  khu-du-lich-lang-viet-co-co-vien-lau
Được thiết kế như một búp sen,  Nghênh Tân Các (cất dựng vào năm Kỷ Mão, cuối đời vua Gia Long) lộng lẫy nằm trên hồ nước. Nối liền giữa lầu và giao thông nội bộ là 3 cây cầu có tên : Thiên - Địa – Nhân .
Cỏ cây, hoa lá đan xen vườn nhà, thấp thoáng mái đình tỏa bóng xuống ao sen, hồ cá... Du khách về thăm Cố Viên Lâu như lạc vào xứ sở của những câu chuyện xưa. Một cảm giác trong lành, bình yên là điều mà ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy khi tới nơi này.


Đường Lâm - Nơi lưu giữ “hồn” làng Việt cổ
09/02/2010, 08:06 (GMT+7)




(HNMO) - Cách Trung tâm Hà Nội hơn 50km về hướng Tây, Làng cổ Đường Lâm (nay thuộc Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội) nổi tiếng là mảnh đất hai Vua (Ngô Quyền và Phùng Hưng). Từ 28/11/2005, Đường Lâm đã vinh dự được nhà nước trao bằng chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia và trở thành làng cổ đầu tiên của Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, vùng đất này hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của dân tộc.


Dọc Quốc lộ 32 về Sơn Tây, chúng tôi đến làng cổ Đường Lâm vào một ngày đầu năm 2010. Qua làn sương sớm trước mắt chúng tôi hiện ra khá rõ hình hài của một khu làng cổ với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình..., cùng những ngôi nhà bằng đá ong nằm san sát theo con đường làng quanh co, uốn lượn. Phía xa là núi Ba Vì và những cánh đồng trải dài tít tắp tới tận chân trời. Dấu ấn của một thời quá khứ xa xưa với những trang sử hào hùng hiện về, trở thành những giá trị lịch sử trường tồn của đất nước.

 
Từ quá khứ đến hiện tại

Theo bản đồ địa chính, Đường Lâm hiện có 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụng Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Đây là ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Nơi đây như một “Bảo tàng sống” lưu giữ những di tích lịch sử văn hóa có giá trị trải qua hàng nghìn năm: Từ Đình Phùng Hưng, Đền Ngô Quyền tới đền thờ bà chúa Mía... Đặc biệt, ở Đường Lâm còn giữ lại được những cây đa, cổng làng, đình làng, giếng nước có hàng trăm năm tuổi, bên cạnh những ngôi nhà cổ với đường nét kiến trúc từ thế kỷ 17 - 18 cùng phong tục tập quán tín ngưỡng được gìn giữ bất biến qua nhiều đời. Ấy cũng là niềm tự hào thầm kín của người dân Đường Lâm!



Chúng tôi vào thăm ngôi nhà cổ nhất trong làng của gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, con út của dòng họ Nguyễn Văn ở Mông Phụ. Ngôi nhà rộng 420m2, được xây vào năm 1649, đến nay đã có hơn 360 năm tuổi. Đây là ngôi nhà cổ đầu tiên ở Đường Lâm được quy hoạch bảo tồn và được tổ chức Jaica, Nhật Bản phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho sửa chữa với mục tiêu tôn trọng nguyên bản một cách nghiêm ngặt. Ngôi nhà gồm 5 gian chính, 3 gian bếp và khu vệ sinh được phục chế lại gần như nguyên bản. Anh Hùng cho biết, hiện ở Làng cổ Đường Lâm có gần 300 ngôi nhà cổ truyền thống, được xây dựng chủ yếu bằng đá ong, gạch mộc, gắn kết bằng đất trộn với trấu. Cột trụ và trần nhà thường được làm bằng gỗ xoan. 3 gian giữa ngôi nhà được đặt bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, 2 gian bên là nơi mẹ chồng nàng dâu ở. Mái nhà bao giờ cũng võng xuống theo hình cánh diều, được lợp ngói mũi theo lối lợp chen vai, cài cánh, đan xít vào nhau như vẩy rồng. Có những mái ngói nặng hàng tấn khiến người ta phải dùng bộ khung gỗ tốt trong hàng tứ thiết như Lim, Sến, Táu…



 
Ngôi đình cổ lớn nhất của làng Mông Phụ

 
Mở cửa đón chúng tôi vào nhà, ông Hà Hữu Thể rất nhiệt tình giới thiệu về ngôi nhà cổ hàng trăm năm của gia đình mình. Theo đó, nhà ông có từ thời Lê, thế kỷ thứ XVI, và đã quan 13 đời cha truyền con nối. Nhà được chia làm 7 gian, 2 dĩ, mái võng cánh diều. Các hoa văn họa tiết trên trần nhà tượng trưng cho hai con hạc đang bay quay đầu vào nhau, có thêm biểu tượng trống đồng trên lưng xoáy, bên dưới vách nhà gọi là bức thùng mũi đuối, mỗi cái bức thùng mũi đuối chia làm bảy phào chỉ, được làm rất cẩn thận. Cột trụ nhà được làm bằng gỗ đinh, chỉ cần đánh giấy ráp, thì độ bóng của gỗ lại nổi lên như mới…

Trọng tâm bảo tồn ở Đường Lâm là làng Mông Phụ, nơi có chiếc cổng cổ xưa nhất vẫn được gìn giữ tới bây giờ. Cổng làng được xây dựng từ năm 1833, phía trên tựa dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại”, tạm dịch là thời nào cũng có người tài. Làng Mông phụ có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn nghèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong, hay gạch mộc. Những cây đa, giếng nước, sân đình nơi đây đều có cả trăm năm tuổi, còn giữ lại những nét cổ kính, khắc họa nên “hồn” làng Việt cổ xưa. Người dân Đường Lâm luôn tự hào rằng, quê họ là “Đất hai Vua”, là nơi “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra hai vị Vua Phùng Hưng và Ngô Quyền cùng nhiều người nổi tiếng khác như Thám hoa Giang Văn Minh, Bà chúa Mía (Vương phi của chúa Trịnh Tráng), Thám hoa Kiều Mẫu Hãn, hay Bộ trưởng Bộ nội vụ đầu tiên của nước ta Phan Kế Toại…



Đến thăm đền thờ Ngô Quyền nằm trên làng Cam Lâm, chúng tôi phải mê mẩn với cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Đền được cất trên một quả đồi hướng về một chiếc hồ lớn theo thế “nghênh phong, chiếu thủy” với tổng diện tích cả khuôn viên tới gần 5000m2. Tương truyền, tại mảnh đất này, ngày xưa trong cuộc chiến chống quân Nam Hán, vua Ngô Quyền từng dùng rặng Ruối ở đây để buộc voi chiến trước khi cho xuất trận. Cũng tại thôn Cam Lâm còn có Đình thờ Vua Phùng Hưng, còn được gọi là Bố Cái Đại Vương. Ông được sinh ra và lớn lên ở vùng đất này vào thế kỷ thứ VIII. Người dân Đường Lâm đến nay ai vẫn lưu giữ hình ảnh một vị vua từng oai hùng hạ gục hổ dữ cứu dân lành tại đồi Hùm. Cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm, dân làng thường mở hội để tưởng nhớ đến công ơn Bố Cái Đại Vương.



 
Khu di tích thờ Thám hoa Giang Văn Minh 


Giữ mãi nét Việt xưa

 Xã Đường Lâm nằm trong vùng chân núi Ba Vì, gần các con sông: Sông Hồng, Sông Đà, Sông Tích, Sông Đáy. Khu vực Đường Lâm ngày nay vẫn mang cảnh quan của vùng trung du, vùng bán sơn địa, làng xóm tụ cư bố trí quanh đồi gò ven sông, Nhiều địa danh còn dấu tích của những đồi gò và cánh rừng xưa. Người Đường Lâm sống chủ yếu bằng nghề nông. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi họ còn có các nghề phụ truyền thống như làm tương, Đậu phụ, hay làm kẹo bột, chè lam, bánh tẻ… Như bao làng quê khác ven sông Hồng, ngày lễ hội ở Đường Lâm thường có đội tế Nam quan, Nữ Quan với quần áo cổ trang nghiêm, kính cẩn. Ngày giỗ chính của gia đình phải có thịt gà Mía bày trong mâm cỗ cúng tổ tiên…



Để lưu giữ “hồn” làng Việt cổ, tháng 5/2006, tỉhị xã Sơn Tây cùng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã lập kế hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy các Di tích Văn hóa - lịch sử của làng cổ Đường Lâm. Theo đó, Cục di sản Văn hóa và tỉnh Sơn Tây đã điều tra khảo sát và phối hợp với chuyên gia nhiều nước, trong đó có sự hỗ trợ nhiệt tình của tổ chức Jaica - Nhật Bản tham gia trùng tu, tu bổ các di tích. Cũng từ đó, các lớp tập huấn được mở ra nhằm nâng cao nhận thức về giá trị và trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ cảnh quan di tích cho cán bộ và nhân dân trong xã. Nhiều dự án được tu bổ di tích, hỗ trợ kinh phí cho những hộ dân có nhu cầu xây nhà, mua đất ngoài vùng Di tích làng cổ Đường Lâm cũng được quan tâm.



Tự hào về làng quê mình, bao lớp thế hệ Đường Lâm từ ngày xưa đến nay luôn phát huy, gìn giữ tinh thần khuyến học nền nếp, con cháu noi gương cha ông rèn luyện ý chí, tinh thần. Đây thực sự là món quà có ý nghĩa về mặt vật chất và tinh thần cho những người dân của làng cổ Đường Lâm, làm cho họ ý thức hơn về nơi mình đang sống…



Ông Hà Văn Tĩnh, Làng Mông Phụ phấn khởi cho biết: “Từ ngày Nhà nước công nhận làng Di tích lịch sử quốc gia, bản thân tôi rất tự hào về vùng đất quê mình sinh ra và lớn lên. Đây cũng là niềm tự hào của toàn nhân dân, toàn đất nước và cả thế giới”. Ông Nguyễn Ngọc Lê, Làng Mông Phụ, Khuôn mặt ánh lên niềm tự hào: “Từ ngày xưa, tinh thần cha ông là phát huy những nghề truyền thống, như nuôi tằm, làm tương, làm đậu, làm nghề… từ ngày làng cổ được công nhận di tích quốc gia, nhân dân chúng tôi rất phấn khởi và quyết tâm phát huy tinh thần bảo vệ và phát triển những di tích văn hóa- lịch sử”.

Tam biệt Đường Lâm, trái tim tôi bồi hồi xúc động khi nhìn cây đa, bến nước, sân đình cùng với những người nông dân cần cù, chịu khó, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt, tinh thần Việt và niềm tự hào của Việt Nam.       
                                                
 Dương Quang Chiến


Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Văn hóa người Việt Cổ

Chuyện chưa biết về người Việt cổ
Giadinh.net - Những tưởng hàng vạn năm trước, khi cuộc sống mang tư tưởng lạc hậu, cái đẹp không được chú ý, nhưng hóa ra, ông bà tổ tiên của chúng ta lại "sành điệu" và biết cách làm đẹp đến kinh ngạc. PGS Nguyễn Lân Cường kể.


PGS Nguyễn Lân Cường tại một khu khai quật.
PGS Nguyễn Lân Cường cười vồn vã: "Muốn tìm hiểu người Việt cổ hả? Cứ nhìn tôi thế nào thì hình dạng họ như thế". PGS Lân Cường cho biết, nhìn chung, chiều cao trung bình của người Việt cổ chỉ khoảng 1m45-1m50. Tuy nhiên, cũng có những mộ táng tìm được, bộ xương có chiều cao tới 1m62…

Các cụ nhà ta biết làm đẹp!

Có đợt đi đào được một khu mộ táng, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc chum to trong mộ. PGS Lân Cường và các đồng nghiệp tranh luận gay gắt về việc có chôn người trong đó hay không? Ai cũng bảo không thể vừa một người trong lòng chum như thế.
Còn PGS Lân Cường lại nằng nặc bảo rằng: Vừa vặn một người. Và để chứng minh, ông tự mình ngồi cuộn tròn người lại trong chum một cách gọn gàng. Hóa ra, cái chum đó đúng là dùng để làm mộ táng thật. Và PGS Lân Cường đã không chỉ đùa khi nói ông là mẫu người chuẩn của người Việt cổ. "Thấp bé thế thôi nhưng các cụ nhà ta lại rất ăn chơi nhé. Có nhiều phong tục mà đến giờ con cháu chúng mình theo cũng không hết đâu".


Chum dùng làm mộ táng.
PGS Nguyễn Lân Cường mô phỏng lại tục táng mộ chum của người Việt cổ (ảnh do PGS Lân Cường cung cấp)


Vào năm 1997, Viện Khảo cổ và bảo tàng Quảng Ngãi phát hiện tại xóm Ốc, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có một mộ đất song táng kỳ lạ. Người đàn ông khoảng 50-60 tuổi được chôn cùng một người phụ nữ khoảng 20-25 tuổi với niên đại của văn hóa Sa Huỳnh (năm 1.000 trước Công nguyên).
Điều gây ngạc nhiên cho các nhà khảo cổ là trên bàn tay phải ở ngón tay giữa của người đàn ông có đeo một chiếc nhẫn bằng vỏ ốc.
Với PGS Lân Cường, trong suốt hơn 40 năm làm việc tại Viện Khảo cổ và nghiên cứu khoảng 800 bộ di cốt người cổ thì đây là hiện tượng lần đầu tiên gặp. Người đàn ông này cũng thiếu 2 cái răng cửa! Có người khi xem mộ táng này được trưng bày tại bảo tàng Quảng Ngãi có hỏi: "Người đàn ông chôn cùng kia là bố hay chồng cô gái?". PGS Lân Cường lắc đầu bảo, chỉ có cách làm ADN mới có thể biết rõ điều này.
Những tưởng hàng vạn năm trước, khi cuộc sống mang tư tưởng lạc hậu, cái đẹp không được chú ý, nhưng hóa ra, ông bà tổ tiên của chúng ta lại "sành điệu" và biết cách làm đẹp đến kinh ngạc. PGS Lân Cường kể, qua hàng nghìn ngôi mộ cổ đã khai quật đều thấy trong đó được chôn theo các hiện vật như lọ, chum, quần áo, bát, vòng xuyến… Đây cũng là thói quen của người sống dành cho người chết để khi họ sang thế giới bên kia còn cần những thứ này sử dụng. Tục này cũng giống như cuộc sống hiện đại của chúng ta bây giờ…
8h45 phút ngày 10/5/2006, trong khi dùng chiếc kim nhỏ cậy từng tí đất ở hốc mắt, PGS Lân Cường run lên khi phát hiện màu trắng vôi của thân ốc và hét toáng lên: "Thấy rồi, thấy rồi!". Lớp đất mỏng được bóc đi làm lộ dần 2 con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà. Loại ốc biển có tên khoa học là Cyprea arabica- các nhà khoa học Việt Nam gọi là ốc loa hay ốc lợn. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt phải dài 21,61mm, con ốc nằm ngửa trong mắt trái là 27,23mm rộng 16mm. Người xưa đã sử dụng loại ốc này làm đồ trang sức và thay cho tiền tệ, nên còn có tên là ốc tiền.

"Trong lúc khâm liệm, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc, để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con mắt. Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn, chậu hông và các đốt bàn tay, bàn chân, chúng tôi cho rằng đây là di cốt chôn nguyên dạng chứ không phải cải táng.
Chưa bao giờ tôi gặp trường hợp như vậy. Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng không những về mặt cổ nhân học (vì đây là bộ xương phát hiện đầu tiên tại Tuyên Quang) mà còn về mặt tư duy. Khả năng những cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình (cách đây khoảng hơn 1 vạn năm) suy nghĩ rằng, người phụ nữ Phia Vài này đang bước sang "một cuộc sống mới", bà ta cũng cần hai con mắt như những người đang sống khác. Lại cũng có thể con cháu bà cho rằng, đặt hai con ốc vào hốc mắt làm cho người quá cố đẹp hơn, sống hơn"- PGS Lân Cường phấn khởi tuyên bố.
Nhổ răng cửa cho…xinh



Cho đến nay, những di cốt người cổ thuộc các nền văn hóa sớm hơn như Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn (thời đại đá mới) hay muộn hơn như văn hóa Đông Sơn, Hạ Long, Sa Huỳnh, Óc Eo (thời đại kim khí) chưa phát hiện có tục lệ nhổ răng. Tục lệ này mới phát hiện thấy ở thời kỳ Phùng Nguyên.
Theo tài liệu ghi lại, những cư dân thời đại đá mới ở Trung Quốc cũng có tục này. Ở một vài nền văn hóa rất sớm, ở Bắc Phi tục nhổ răng để thể hiện nghi thức nào đó.
Tục nhổ răng không chỉ phát hiện ở châu Á, Australia mà còn ở nhiều đảo của Thái Bình Dương.
Cư dân văn hóa Phùng Nguyên (cách đây khoảng 4.000 năm) còn có tục nhổ răng từ khi là… thanh niên. Có khi họ nhổ cả 4 răng cửa dưới và 2 răng ở hai bên. Có những người "chơi trội" hơn, nhổ tất cả răng cửa gồm 8 cái. "Đây là quan niệm thế là đẹp, thế là thẩm mỹ. Sau khi chụp X-quang, chúng tôi không phát hiện ra mầm răng. Điều này chứng tỏ không phải bệnh tật mà là nhổ răng từ thời trưởng thành" - PGS Lân Cường chỉ vào bức hình hộp sọ không còn chân răng nói.

Tục nhổ răng cho xinh này chỉ thấy xuất hiện ở thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên. Sau đó có phát hiện ra ở một số nơi có phong tục nhổ răng khi trưởng thành. Sau này, PGS Lân Cường nghiên cứu thêm mới thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc cũng có phong tục này. Hay như ở di chỉ Mán Bạc có phát hiện cái răng mài vát của răng cửa. Đây cũng không phải là vết mòn của răng. Đây cũng là một phong tục của người Việt cổ xưa rất kỳ lạ và "chịu chơi".

Những tập tục như nhuộm răng thì có rất nhiều và kéo dài tới tận thời nay. Nhưng chưa thấy vùng nào người dân lại duy trì tục nhổ hết mảng răng cửa hay mài vẹt hai bên răng cửa cho đẹp như những người dân ở cư dân vùng này. Điều này cũng được PGS Lân Cường đánh dấu nhớ vào một cuốn sổ: Những điều kỳ lạ của người Việt cổ!
Người Việt cổ rất thời trang



Chiếc áo của người Việt cổ có khăn quàng cổ dài nhất lần đầu tiên được tìm thấy.
PGS Lân Cường cho biết, nhìn chung người Việt cổ thấp, chiều cao trung bình chỉ khỏang từ 1,4 - 1,5m nhưng có những ngôi mộ phát hiện được lại cho thấy chiều cao lại từ 1,6 - 1,67m. Như ngôi mộ tìm thấy ở vườn đào Nhật Tân (Hà Nội) năm 2005, chủ nhân chôn trong mộ là một người đàn ông cao 1,62m, gương mặt hình trái xoan khá thanh tú.
Độ tuổi được xác định khi mất khoảng 60-62, thi thể được bảo quản nguyên vẹn. Tóc người đàn ông này được để dài 95cm, buộc dây vải thành lọn phía sau, có nhiều sợi đốm bạc. Toàn bộ thi thể nguyên vẹn có màu da trắng ngà, mặt điểm vết rám đồi mồi.
Điều ngạc nhiên là toàn bộ lục phủ ngũ tạng co vón thành khối trong lồng bụng nhưng bộ phần sinh dục nam lại gần như nguyên vẹn. Ngôi mộ được mở ra có mùi thơm nồng tinh dầu hoàn đàn rủ bám cả vào quần áo, đồ dùng trong mộ. Cũng theo nhiều tài liệu, người xưa đã biết chế những tinh dầu như thế từ các loại cây rừng để dùng ướp xác cho thơm.



Chiếc găng tay đầu tiên của người Việt cổ có đủ 5 ngón


Chiếc áo của người Việt cổ tìm thấy còn lành lặn
"Cuộc sống của người Việt cổ cũng không đến nỗi khốn khó như nhiều người đã nghĩ. Họ chăm chút trang phục, đồ dùng cá nhân rất đẹp. Ví dụ như ngôi mộ này là một điển hình khi người sống trang trí cho người chết cẩn thận" - PGS Lân Cường giới thiệu một bức ảnh tư liệu và kể - "Chủ nhân của ngôi mộ này được mai táng trong tư thế nằm ngửa, đầu hướng về phía đông bắc. Toàn thân mặc nhiều lớp áo và hai chiếc quần, trên thân buộc các nút vải gọn ghẽ, có 7 nút. Ngoài cùng mặc 4 lớp áo lụa tơ tằm phủ suốt thân, áo màu nâu sẫm.
Tiếp theo là 5 lớp áo dài đơn có màu vàng nhạt, cũng bằng lụa tơ tằm. Bên trong là một chiếc áo bằng vải phin có màu xanh sẫm và 9 chiếc áo dài bằng gấm màu nâu nhạt, có thêm nhiều chiếc áo thêu hoa văn rất đẹp. Sát thân là bốn chiếc áo lót ngắn, mỏng, mịn màu vàng nhạt không thêu hoa văn. Phía dưới, chủ nhân được mặc hai lớp quần ngắn lửng, cạp quần viền lớp khá lớn kiểu lá toạ. Vải quần màu vàng nhạt mịn, chất liệu lụa tơ tằm. Hai tay đeo găng bằng gấm có đủ 5 ngón". "Đây cũng là điều lạ khi hàng ngàn mộ trước đó chỉ có thấy túi găng tay, chứ không mộ nào có đủ 5 ngón tay như thế này" - PGS Lân Cường nói.

PGS Lân Cường cho biết thêm, quanh thân mộ chèn nhiều cuộn vải trắng đục, sợi thô dệt ngang, kích thước các cuộn to nhỏ khác nhau. Ngang chân chèn 17 cuộn, khe tay chèn thêm 10 cuộn, khe giữa hai chân là một cuộn dài chạy dọc, hai bên là 21 cuộn nhỏ khác nhau. Trong mộ này còn tìm thấy một cái túi nhỏ đựng 20 chiếc răng nhuộm đen. Đó là một túi gấm nhỏ thêu kim tuyến rất cầu kỳ bằng nửa bàn tay. Miệng túi may gập xuống chứa dây vải để thít miệng túi lại và có 2 hàng rèm, mỗi hàng 4 cánh, xen kẽ chồng kên nhau như những cánh hoa".

"Đấy, qua phần trang phục, quần áo của mộ này, chúng ta thấy họ cũng là những người rất cầu kỳ đấy chứ. Ai bảo người Việt cổ không biết cách chăm lo về hình thức" - PGS Lân Cường kết luận - "Cha ông tổ tiên mình thông minh và khéo tay lắm. Tôi chỉ ví dụ, văn hoa họa tiết của chiếc trống đồng Đông Sơn đó, họ tài tình vẽ những hình rồng bay như thật. Lúc nổi lúc chìm. Chụp rồi in họa tiết đó về làm lại một cái thử như thế, với công nghệ hiện đại như ngày nay còn phải mất hàng tháng, vậy mà còn chưa đẹp bằng tổ tiên mình làm".
Vân Lam

Một cách nhìn nguồn gốc tiếng Việt



Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (9):

Tiếng Việt và tiếng Hẹ (Hakka)

Nguyên Nguyên

 

Trước khi tiếp tục quan sát và so sánh 2 thứ tiếng Hẹ và Việt, chúng ta thử nhắc lại những điểm chính dùng để minh chứng đẳng thức về chủng Lạc Việt (bộ Trãi):
 
Lạc Việt (Trãi) = Bách Bộc (thuộc Đông Yi) = HẸ (cổ)
 
Những điểm đó gồm có:
 
1.  Người Hẹ xuất xứ từ khu vực sông Hoàng Hà, chung quanh các sông Vị, Bộc và Lạc. Nhóm Lạc bộ Trãi thuộc rợ Đông Yi. Địa bàn chính của đám Đông Yi nằm ở khu vực tỉnh Sơn Đông ngày nay. Rợ Đông Yi được biết một thứ rợ có tục nhuộm răng, xâm mình.
2.  Hẹ tức Hakka là một thứ dân du mục khét tiếng của Trung quốc. Người Bách Bộc (bao gồm Bộc Việt) cũng vậy. Chữ 'Việt'   dùng trong 'Lạc Việt' (Bộ Trãi) được viết như miêu tả một nhóm người du mục sinh sống bằng nghề săn bắn, nay đây mai đó (bài 8).
3.  Bởi là dân du mục sinh sống bằng săn bắn, người Hẹ cổ trong nhóm Đông Yi không ngại ăn thịt Cầy, y hệt như dân Triều Tiên (Hàn) và Việt Nam. Thuở cổ thời, chính đám Lạc bộ Trãi đã cùng với người Hmong di tản sang Triều Tiên, và trở thành một trong ba đám rợ Tam Hàn. Món thịt Cầy mà người Lạc du mục thường dùng bữa cách đây trên dưới 3000 năm, thông thường có lẽ là con chó rừng tức Sói (bài 8).
4.  Tiếng Việt, nhất là những từ gốc Hán, thường có phát âm gần giống với tiếng Hán quan thoại hơn tiếng Quảng Đông. Chúng tôi đưa ra lý giải rằng một phần thứ tiếng Hán dùng ở cổ Việt mang ảnh hưởng nhiều của tiếng người Lạc bộ Trãi. Nhóm người này chính là tộc Yueh sống gần gũi với Hán tộc nhất trong hằng ngàn năm.
5.  Khi Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh lên soán ngôi nhà Lý, một số hoàng thân nhà Lý kéo nhau lên tàu căng buồm chạy về nơi chôn nhau cắt rốn của tổ tiên ở khu vực bán đảo Sơn Đông và Triều Tiên. Trùng hợp với địa bàn xưa của đám Đông Zi, bao gồm nhóm Lạc Việt (cổ).
6.  Một nhóm người dân tộc thuộc chủng Việt cổ tại khu vực Quảng Bình tự gọi 'người Nguồn'. 'Nguồn' theo thiển ý là âm đọc trại từ 'Ngìn' - một từ người Hẹ-cổ còn giữ đến ngày nay, mang nghĩa 'Người' (bài 7).
7.  Chúng ta cũng để ý đến cách dùng 'Trên Bộc dưới dâu' có vẻ phổ biến nhiều tại Việt Nam hơn ở bên Tàu. 'Trên Bộc dưới dâu' là câu nói người Hoa dùng để chế nhạo dân Lạc Việt thuộc nhóm Đông Yi đã khá phóng túng trong việc Sex với nhau, trên bãi sông Bộc và dưới ruộng dâu vào thời Đông Chu Liệt quốc. Dân Lạc Việt lúc đó sinh sống rất nhiều ở nước Trịnh và Vệ, thuộc khu vực Sơn Đông.
8.  Lạc Việt (bộ Trãi) chính là thị tộc Việt Thường lúc đó sống di động tại khu sông Vị, sông Lạc, sông Bộc, và Hoàng Hà. Rất gần với kinh đô Kiểu Kinh nhà Tây Châu. Vào khoảng năm 1100 TCN, thị tộc Việt Thường có cử 'đại sứ' mang một con chim Trĩ rất lớn, họ săn được, đến dâng biếu vua nhà Châu. Có lẽ từ việc này người Hoa mô tả tộc Lạc Việt bằng chữ Lạc viết kèm với bộ Trãi. Trong tiếng Hoa 'Trãi' và 'Trĩ' phát âm [zhi] như nhau. 'Trãi' mang hai nghĩa, hoặc con sâu không chân (sâu có chân, gọi 'Trùng'), hoặc con thú tưởng tượng giống con chồn, có sừng trên đầu.
9.  Người Hẹ có tóc dợn sóng, sóng mũi giữa đôi mắt cao hơn Hoa-tộc một chút. Người Hoa thuần túy tóc thẳng. Người Hoa Nam (Bách Việt) tóc cũng dợn sóng như người Hẹ.
10.  Theo kết quả đo lượng về chỉ số sọ [10] đăng trong quyển Mã Lai [1], chỉ số sọ người Việt bình quân vào khoảng 82.13, rất gần với chỉ số sọ người Thái (82.25), người Phi-luật Tân, Inđô-nêxia, Mã Lai (tổng trung bình: 82.19). Trong khi chỉ số sọ người Hoa là 78.27. Đặc biệt người Hoa tại tỉnh Sơn Đông - tức hậu duệ đám Lạc bộ Trãi và Đông Zi nói chung - theo đo đạc của Shirokogoroff là 81.70 gần bằng với chỉ số sọ người Việt hơn là Hoa tộc. Chỉ số sọ người Hàn cũng vậy: 82.88. Gần với Việt tộc, qua liên hệ Sơn Đông.
 
Trích dẫn kết quả chỉ số sọ trình bày trong quyển Mã Lai của Bình Nguyên Lộc cũng là  một dịp để nhấn mạnh vài điểm then chốt khác nhau giữa quyển Mã Lai và thuyết về nguồn gốc Âu Lạc giải mã trong suốt loạt bài này. Quan trọng nhất, loạt bài này có lẽ lần đầu tiên đã cố gắng phân biệt từng tộc khác nhau trong khối Bách Việt ở Hoa Nam và Bách Bộc tại Hoa Bắc. Đặc biệt quan tâm đến những tộc đã di tản đến xứ Việt cổ trong khoảng thiên niên kỷ đầu trước Công Nguyên. Quyển Mã Lai, ngược lại, tuy có nhiều đoạn phân biệt các chi chủng khác nhau, nhưng chung chung lại gộp họ lại với nhau thành một chủng Mã Lai. Việc làm này, nhất là qui về MỘT chủng mang tên Mã Lai rất dễ gây hiểu lầm. Mọi người dễ hiểu lầm người Mã Lai ngày nay là thủy tổ của khối Bách Việt. Quyển Mã Lai lại vướng phải một nhầm lẫn về đám người Hẹ. Trong khi tác giả đã cho biết tiếng Hẹ rất giống tiếng Việt, nhưng kết luận lại cho là Hẹ (Hakka) chính là đám di dân từ xứ Ba Thục cũ (Tứ Xuyên) và có bà con rất gần, hay hậu duệ, đám dân quân theo Thục Phán. Quyển Mã Lai, cũng không tránh khỏi thiếu sót thời đó ở chỗ không nhấn mạnh thuyết Mã Lai do những ai đầu tiên đề xướng. Đặc biệt, 'Mã Lai' vẫn không phát hiện Hùng Vương, nếu có, là một quốc tổ mang hai dòng máu. Lại cho rằng Hùng Vương chinh Nam phạt Bắc, có nhiều thuộc địa ở các khu lân cận [3]. Trái lại thuyết giải mã ở đây cho rằng có hai tộc chính tràn vào cổ Việt, trước sau, và cùng một lúc trong vòng 1000 năm trước, và ngay cả sau, Công Nguyên: Chủng Âu (Thái cổ) và Lạc (Việt cổ). Tại xứ Việt cổ họ gặp nhiều nhóm thuộc tộc Môn - Khmer, cũng như các nhóm Thái đã đến đó từ trước.
 
Những từ cơ bản của tiếng Việt ngày nay chỉ đầu mình, tứ chi, môi miệng, mắt mũi, bộ phận sinh dục, sex, ... lên đến hơn 60% tổng số từ cơ bản, theo kiểm chứng chúng tôi, cho thấy có gốc gác là tiếng của dân bản địa đến trước: Môn-Khmer [14]. Những từ gọi số đếm, đặc biệt từ 1 đến 10, cũng xuất phát từ tiếng Môn-Khmer. Người Âu và người Lạc từ phương Bắc đến sau, hợp chủng với nhau, tạo nên người Việt và tiếng Việt.
 
Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục minh giải đẳng thức 'Hẹ chính là người Lạc Việt cổ (bộ Trãi)' qua việc tiếp tục quan sát và so sánh một số điểm đặc trưng của hai thứ tiếng Hẹ và Việt.
 
Nhắc lại trong hai bài trước chúng ta đã xem qua 'chúng ta & chúng tôi' và cặp từ cùng gốc 'Gà Mái' (Việt) và 'Gai Ma' (Hẹ). 'Chúng ta-chúng tôi' cho thấy người Việt có gốc gác ở miệt cực Bắc của nước Tàu. Y hệt người Hẹ. Bởi chỉ ở khu vực này tiếng quan thoại mới phân biệt ra 'chúng ta' mang ý 'bao gồm' và 'chúng tôi' ngụ ý 'phân cách'. Theo ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Altai. Ở 'gàmái' và 'gaima' chúng ta thấy một số điểm tương tự bao gồm cú pháp, văn phạm, âm vận, ý nghĩa, và đủ mọi thứ giữa tiếng Hẹ và Việt.
 
Bây giờ xin tiếp tục quan sát:
 
Chết = Mất
 
Một điểm đặc trưng khác đã cho thấy tiếng Hẹ giống y như tiếng Việt, và người Hẹ (Hakka) mang chủng Bách Yueh chứ không phải Hoa tộc. Đó là từ miêu tả sự chết, tiếng Việt còn gọi: 'Mất'.
 
'Chết' trong tiếng Việt, có vẻ chỉ gần gũi với âm của từ chỉ 'Chết' trong tiếng Mân (tức Phúc Kiến). Đó là [Chi]. Thật ra, tiếng Việt có rất nhiều từ để chỉ 'chết': Ra đi, thất lộc, từ trần, đi rồi, tử, xẩy (mạng), thiệt mạng, mất mạng, ngủm, thành người thiên cổ, táng mạng, vong mạng, quá vãng, về bên kia thế giới, trở về với Chúa, về cõi Phật, phiêu diêu nơi miền cực lạc, về chốn vĩnh hằng, hồn lìa khỏi xác, đi đời nhà ma, qua đời, tịch, quá cố, mãn phần, từ bỏ chốn trần tục, tắt thở, trút hơi thở cuối cùng, vĩnh biệt thế gian, tim đã ngừng đập, hẹn em kiếp sau, giã từ dương thế, v.v.
 
Nhưng chính yếu, và thường dùng hằng ngày có hai từ: 'chết' và 'mất'. Mất = Chết.
 
-  Tiếng Miến (Myanmar): chết = [thei-de], có vẻ giống 'thiệt' (mạng), hay 'thất' (lộc). 'Thất lạc' hay 'mất mát' họ gọi [Baud'te] rất gần với 'mất'. Âm [B] (baud'te) rất giống âm [M] (mất) bởi cả hai đều là âm môi-môi, các địa điểm phát âm giống nhau, nhưng một tắc-âm, [b], một tỵ-âm (âm dùng mũi), [m].
-  Tiếng Hải Nam, gọi 'chết' bằng [di] (= si (tử) quan thoại). [Di] có vẻ bà con gần với 'đi' tiếng Việt: 'đi' hay 'đi luôn' = chết, hoặc 'que' (giống như 'qua đời', pass away, trong Việt ngữ). Họ gọi 'đánh mất một vật gì' bằng: 'lak', giống với 'lạc' trong 'thất lạc'.
-  Tiếng Quảng Đông nói 'chết' bằng: [sei] phát âm giống [xẩy], tức 'tử'. Âm rất giống [sei] (tứ) mang nghĩa số 4. Từ đó người Quảng và Hong Kong rất kiêng kị con số 4. 'Mất' (thất lạc) họ gọi [xat]. Để ý, trước khi quốc ngữ thịnh hành, người Việt vẫn phát âm 'thất' bằng [xất] hay [shất] (Xem [2]).
-  Tiếng Khmer của 'Chết' là [slap] và 'mất' (thất lạc, mất mát)= [bat]. Âm [b] là âm tắc (tỏ) của âm mũi  'm'. Cả hai đều là âm môi-môi, có nhiều động tác lưỡi, vòm miệng, môi, rất gần giống nhau.
 
Đặc biệt, chỉ có tiếng Hẹ, tiếng Việt và tiếng Mã Lai, nơi này cách chỗ kia chừng 2 ngàn dặm,  có từ diễn tả 'Chết' bằng một âm giống như 'Mất' hay bà con rất gần với 'Mất':
 
Chết = Mất (Việt) => Mok (Hakka) => Mati (Mã Lai).
 
Như vậy tiếng Hẹ, chúng ta đã phát hiện, có một từ rất ăn sâu vào cấu trúc bên  trong, mang âm vận rất giống với một từ tiếng Việt, và cùng gốc với một từ ở  tiếng Mã Lai:
 
 Mất (Việt)  <=> Mok (Hakka)
 
[Mất] có âm cuối: tắc âm nứu [t] và [Mok] cũng kết thúc bằng một tắc âm [k] vòm mềm.
Người Hẹ cũng giống như người Việt gọi ‘Chết’ bằng ‘Mất’, và 'Mất' cũng có nghĩa 'đánh mất', 'mất mát' hay 'thất lạc'. Trong khi ở tiếng Mã Lai 'Mất mát' họ gọi: 'hilang' hoặc 'kalah'. Tiếng Myanmar và Khmer, tuần tự gọi 'mất mát' [baud'te] và [bat]. Âm đầu [b] rất gần với [m] của [mất], và cả hai đều là âm 2-môi, ký âm khác nhau có thể do ở quốc ngữ.
 
[Mok] tiếng Hẹ, có nơi gọi [Mong], viết theo tiếng Hoa: chính là [wang2] quanthoại, hay [vong] theo quốcngữ. Chiết Giang (Ngô-Việt) đọc [vanz] và Phúc Kiến [bong] [4]. [Vong] quốcngữ cũng mang hai nghĩa: Mất và Chết: 'vong quốc' = mất nước, 'vong mạng'= mất mạng= chết [9]. Nhưng âm [wang] hay [vong] lại khác với [Mất] và [Mok].
 
Tóm lại, 'Mất' trong tiếng Việt mang hai nghĩa: 'Chết' và 'đánh mất'.
Trong tiếng Hẹ, từ có giống âm với [mất] là [Mok] cũng hai nghĩa: 'Chết' và 'đánh mất'.
 
[Mất] và [Mok] là một cặp tối đa của hai từ thuộc hai thứ tiếng khác nhau, mang cùng gốc, có cùng một cấu trúc thật sâu. Và chỉ có [Mok] và [mất] mới giống nhau được toàn diện, trong khi đối với các thứ tiếng khác, [Mất] chỉ giống được một mặt mà thôi.
 
Si mê và Xi nê
 
Trong một bài trước về 'Ảnh hưởng chủng Thái' theo với đẳng thức:
 
Việt (Nam) = Âu (Thái-cổ) + Lạc (Việt-cổ) // Môn Khờ-Me + Nêgritô + Đa Đảo
 
tức người Việt Nam là kết quả hợp chủng và tiến hoá từ 2 chủng chính Âu (Thái-cổ) và Lạc (Việt-cổ), trên nền tảng chính Môn-KhờMe, chúng ta đã nhấn mạnh, âm vận của chủng Thái-cổ tiêu biểu ngày nay bằng tiếng Quảng Đông, tiếng Thái Lan, và tiếng Mường, tất cả đều chỉ có âm 'X' (theo quốc tế: [s]) chứ không có âm 'S' (quốc tế: [sh]).
 
Ảnh hưởng tộc Thái-cổ phản ánh qua tiếng Việt tại những khu vực người Việt (Kinh) có khuynh hướng phát âm 'X' [s] và 'S' [sh] hoàn toàn bằng [X] hoặc lẫn lộn qua lại với nhau. Thí dụ: -  'bổ sung' họ phát âm như 'bổ xung'. -  'Sung sướng' thành 'Xung xướng'.       -  'Si mê' họ nói 'Xi mê'. -  'sâu sắc' như 'xâu xắc', v.v.
 
Bởi người Việt và tiếng Việt có 2 cội nguồn Âu (Thái)+Lạc (Việt) trên nền tảng Môn-Khmer (cũng không có âm 'SH') cho nên âm 'SH' (thí dụ: sâu sắc) len vào tiếng Việt ngày nay, là do ở một số các tộc Lạc (Việt), đặc biệt Hẹ (Hakka) - ở phía Đông nước Tàu. Để ý người Chiết Giang, Giang Tô (tiếng Ngô-Việt) chỉ có âm gần 'S' thôi chứ không hoàn toàn 'S'. Thí dụ: Tên thành phố Thượng Hải, người Chiết Giang & Giang Tô phát âm 'X'an-hei' trong khi quan thoại: SHanghai.  Sau đây chúng ta sẽ xem tiếng Hẹ ảnh hưởng trên tiếng Việt ở âm 'S' (tức 'SH' quốc tế) ra sao, và trong đó có âm nào gần giống tiếng Việt hay không. Từ đó chúng ta sẽ có thêm một thành tố để qui tiếng Hẹ (Hakka) về phía cùng gốc tiếng của dân Lạc bộ Trãi, một gốc nguồn ngôn ngữ của người Việt Nam. 
 
Bảng ghi chú sau tóm tắt âm 'x' [s] và 's' [sh] trong các phương ngữ bà con với tiếng Việt:
 
Việt
Hẹ
Mân (P. K)
Yue (Q. Đ)
Ngô-Việt*
Quan thoại
Ghi-Chú
thiếu (= ít)
shau hay xau
chio
xiu
xao
shao
/sh/ => /Th/
sĩ  (sĩ phu)
xii hay xu
xu
xi
zi
shi
Mân: âm 'Z'
sinh (sống)
xang
chhenN
xaang
xang
sheng
sh: V & QT
thạch (đá)
shak hay xak
chieh
sek / daam
za
shi
daam => đá
xuyên(sông)
chon / tson
chhoan
xyun
ts'uan
chuan
x: Q. Đ.
xấu (sửu)
chiu / tsiu
chhiu
tsau
ts'aw
chou
x (V)= s (H)
xuân (mùa)
chun / tsun
chhun
tcheon
ts'eng
chun
X <= ch
xưởng (cơ)
chong
chhiang
tchong
ts'ang
chang
X => ch
số (con số)
xu / xii
xiau
xou // xok
xu
shu
sh: Q.T.
sắc (màu)
xet / xek
xek
xik
xak
she // xe
sh: Q.T.
song (đôi)
xung / xong
xiang
xoeng
xang
shuang
sh => QT
xã (hội)
xa / sha
xia
xe
zoe
she
sh: Hẹ & QT
xà (rắn)
sha
choa
xe
zoe
she
sh: Hẹ & QT
* Ngô Việt là phương ngữ Chiết Giang-Giang Tô-Thượng Hải nói chung. Địa bàn của nước Việt của Câu Tiễn- Tây Thi và Ngô của Phù Sai - Hạp Lư.
* Mân: phương ngữ của dân Mân Việt tức Phúc Kiến (P.K.), Triều Châu.
* Yue, tức Việt (chủng Âu) gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
** Dấu  / có nghĩa: 'hay là'
 
Bảng đối chiếu âm 'X' và 'S' ở trên có thể đưa đến những nhận xét sau:
(a)  Như trong loạt bài 'Từ chữ Nôm đến quốc ngữ', chúng ta thấy phân biệt âm 'X' và 'S' trong tiếng Việt có vẻ bất chợt, chứ chung chung, không theo sát với biến chuyển giữa 'X' và 'S' (tức [SH] theo ký âm quốc tế), giữa các phương ngữ Trung Hoa, nhất là quan thoại.
(b)  Phân biệt 'X' và 'S' trong tiếng Việt, có lẽ do các tôn sư quốc ngữ đặt ra để giải toả bớt cảnh đồng âm dị nghĩa trong tiếng Việt. Thí dụ: 'xướng ca' phân biệt với: 'sung sướng'. 'Xá' (tha tội, qt: [she]) phân biệt 'sá gì', 'sá chi',.... Điển hình, từ 'Hán quốc ngữ' 'sửu' mang nghĩa 'xấu', nhưng thật ra 'sửu' chỉ hợp với âm gần giống [chou] của quan thoại mà thôi. Đối với các phương ngữ khác, 'sửu' phát âm gần 'xửu' hơn.
(c)  Đặc biệt trong số các tộc Yueh (Việt), chỉ có tiếng Hẹ chứa âm [sh], góp phần vào hình thành tiếng Việt (Nôm), mang âm [sh] như 'sâu sắc'. Quảng Đông tuyệt nhiên không có âm [sh] bởi họ có gốc Yueh chi Âu, tức Thái-cổ. Tiếng Thái Lan và Mường cũng không có âm [sh] và chỉ có [x] mà thôi.
(d)  Tiếng Mân (Phúc Kiến) có âm gần gũi [sh] và xa [x] hơn, là [ch] hay [chh] (phiên âm quốc tế /tsh/).
(e)  Tiếng Ngô-Việt (Thượng Hải) chỉ có âm [ts] hay [x] chứ không có âm hoàn toàn [sh].
(f)  Âm 'X' tiếng Việt không nhất thiết biến chuyển thẳng từ âm 'X' của quan thoại hay của Hẹ. Ngược lại, âm 'SH' của quan thoại hay của Hẹ không nhất thiết biến thành âm 'SH' (tức 'S') của tiếng Việt. Thí dụ: Xã hội <= she hui (qt), sha hoi (Hẹ). Xà (rắn) <= she (qt), sha (Hẹ). Thí dụ khác: Sĩ (V) <= SHi (QT) & Xii (Hẹ).
(g) Đặc biệt, từ chỉ 'sông' tiếng Hẹ phát âm như [tson] rất gần với [sông] Việt, và mang cùng gốc với [sungai] tiếng Mã Lai. Một lần nữa [sh] tiếng Việt tương ứng [x] Hẹ và Mã Lai. Quan thoại đọc 'Chuan' nhưng các tôn sư quốc ngữ ký âm là 'Xuyên'. Một chuyện rất ngộ nghĩnh: 'Sông' là một từ Nôm kiểu Hẹ và Mã Lai. Tiếng Hán bắt chước gọi 'chuan' . Các tôn sư quốc ngữ ký âm trở ra thành 'xuyên', và người Việt xưa nay lầm tưởng đó là một từ thuần Hán, và gọi đó từ Hán-Việt của 'sông'. Thật ra 'xuyên' là một phiên âm chạy một cái vòng lớn của 'sông'. Y hệt như 'tửu' cho 'tjiu' hay 'jiu' hay 'rượu' ('jựợu'). 'Jau' hay 'jiu' hoặc 'yiu' cho 'giàu' và 'nhiêu'. 'Sửu', dùng /s/ thay cho /x/, đáng lẽ viết 'xửu' hay 'xẩu', tức 'xấu' (như âm [tsau] quảng đông) - chứ thật ra 'sửu' không phải là từ Hán Việt của 'xấu'. 'Xấu' tự nó là một từ gốc 'Hán', có lẽ Hán Hoa Nam, tức Bách Việt, chứ không phải thuần Nôm. Y hệt với [mất] xuất xứ từ [mok] của Hakka, như bàn phía trên.
(h)  Đặc biệt nhất, so sánh với toàn thể các phương ngữ, tiếng Hẹ mang âm gần giống tiếng Việt nhất trong bảng đối chiếu ở trên: sĩ= xii; sinh= sanh= xang; thạch= shak; xuyên= sông= tson; xuân= tsun; xưởng (hãng)= chong; số= xu; sắc= xek; xấu (sửu)= tsiu//chiu; song= xong; xã= xa; xà= sha. Tổng cộng 12 từ trong số 13 từ. Từ còn lại ('thiếu') có thể nằm luôn vào danh sách đó nếu nhớ lại luật biến chuyển âm vận giữa âm 'au' và 'iu' giữa các phương ngữ tiếng Hoa. Đó là 'thiếu' => 'thau' => shau. Y hệt như: Andy Lau => Liu De Hua (Lau => Liu (Lưu), Liu Đức Hoa); cầu => kiều; Nam Chiếu => Nan-Zhao, như đã trình bày trong bài 3 của loạt bài 'Từ chữ Nôm đến quốc ngữ'.
(i)   So sánh 13 từ này giữa tiếng Việt và Hẹ, và tạm vay mượn ý niệm 'cặp tối thiểu của 1 sinh ngữ' (như: pear (lê) & bear (con gấu), shop (tiệm) & chop (chặt)), chúng tôi mạo muội xếp chúng vào 13 'cặp tối đa giữa 2 ngôn ngữ' Việt và Hẹ. 'Cặp tối đa', như: tson (Hẹ) & sông (Việt), xà (Việt) & Sha (Hẹ), v.v. chính là những cặp từ lấy từ hai thứ tiếng khác nhau, giống nhau tối đa, chỉ trừ chừng một âm, và mang cùng một nghĩa y hệt nhau. Khác biệt chút ít đó có lẽ do ở quá trình hằng ngàn năm cọ xát với các ngôn ngữ chung quanh, tại hai môi trường khác biệt, ở pên Tàu và bên Việt Nam, cũng như do ở sự biến đổi âm vận do ở ký âm dùng a-b-c khi tạo dựng chữ quốc ngữ.
 
Tóm tắt, tiếng Việt mang thêm âm chữ 'S' (tức [SH] quốc tế) do ở hiện diện của người Hakka (Hẹ) tại xứ Việt cổ, có lẽ cùng lúc với chủng Thái-cổ. Tiếng Hẹ trước đó mang ảnh hưởng âm [sh] từ phát âm 'quan thoại' của tộc Hoa sống gần gũi tại lưu vực sông Hoàng Hà. Đóng góp [SH] vào tiếng Việt là đóng góp bổ xung cho âm [X] độc nhất của tộc Thái-cổ. Ngoài đóng góp âm, chúng ta thấy tiếng Hẹ có nhiều từ dễ dàng tạo nên những 'cặp tối đa'  với những từ tương ứng trong tiếng Việt.  
 
Tường và Vách
 
'Tường' và 'vách', một lần nữa, sẽ cho thấy lối kí âm đánh một vòng tròn lớn của thứ tiếng các bậc tiền bối thường gọi: tiếng 'Hán-Việt' [5]. Chung qui cũng do ở thiếu thốn phương tiện kiểm chứng với các phương ngữ tiếng Hán, đặc biệt tiếng Hẹ.
 
Tiếng Hán Việt của 'Vách' là 'Bích', và chúng ta sẽ thấy y như 'nhiêu= giàu', 'tửu= rượu', 'xửu= xấu', 'bích' thật ra chính là lối phát âm gần đúng của 'biách' tức 'vách'. Chứ không phải Hán Việt gì hết.
 
Tiếng Tàu thường có 2 từ khác nhau để chỉ WALL tiếng Anh: qiang (tường), và bi (bích). Thông thường họ gọi chung 2 từ với nhau: 'qiang bi' => tường bích.
 
Người Hải Nam phát âm: 'xio' cho 'qiang' và 'biá' cho 'bi'. Thượng Hải: 'Chiang bei'.
 
Gạt 'tường' sang một bên, chúng ta nhớ người Nam Bộ phát âm 'Vách' như [Byách].
 
Thế ở thời Nôm na, người Việt phát âm 'Vách' ra sao? Từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính ghi có 3 lối phát âm tùy theo cách viết:
 
- Cách 1: Vay mượn 'Bích', tức [Bi] của Tàu:
- Cách 2: Biến đổi chút ít bằng cách kẹp chữ 'Thổ' ([tu] ) đằng trước 'bích': 土壁  tạo
                thành một từ 'thuần Nôm', gợi lên ý làm bằng đất: nhà tranh vách (byák) đất.
- Cách 3: Giống cách 2, nhưng viết 'Bích' trước rồi kẹp với chữ 'Phí' ([fei] = lệ phí, phí
                tổn), 壁費 có vẻ mang hàm ý cái thứ vách tường thật kiên cố, rất tốn kém.
 
Cả ba cách đánh vần chữ Nôm đều xử dụng âm đầu [B] của âm 'Bích' ([Bí] hay [Bik] tiếng Hán). Như vậy, ở thời chữ Nôm chưa có quốc ngữ, người nước Nam phát âm 'Vách' dựa trên âm 'B': 'Byách'. Y như kiểu người Nam bộ và người Mường [6].
 
Thế tiếng Hẹ của 'Vách' là gì? Họ phát âm  [Byak] (xem: [7] & [8]). Giống kiểu Nam bộ, chứ không giống âm chữ 'V' của quốc ngữ.
 
Tức một số điểm khá ngộ nghĩnh đã được phát hiện:
-  'Vách' xưa nay tưởng thuần Nôm, thật ra là một từ mang gốc chủng Yueh từ hồi còn ở pên Tàu, được các tôn sư quốc ngữ biến thể từ âm nguyên thủy: [biák].
-  'Bích' xưa nay tưởng từ Hán Việt, lại chính là lối phát âm Nôm-Hẹ và Nôm-na nguyên thủy ở thời chưa có quốc ngữ. 'Bí'   có lẽ là một từ chủng Hoa đã vay mượn từ chủng Yueh. Vay từ  [Biak] hay [Bjách] mà các tôn sư quốc ngữ viết lại thành: 'Vách'.
 
Tiếng Hẹ lại chia xẻ cùng với tiếng Việt thêm một cặp tối đa nữa, 'vách & biak', ăn thật sâu vào cấu trúc ngôn ngữ thời xa xưa.
 
Cặp tối đa
 
'Cặp tối đa giữa hai ngôn ngữ' là một ý niệm ngoại suy từ 'cặp tối thiểu của một ngôn ngữ' tạm đề ra để minh giải sự giống nhau như hai giọt nước của một số từ tiếng Hẹ và tiếng Việt. Đặc biệt có nhiều cặp tối đa có cấu trúc ăn thật sâu vào văn hoá của người Hẹ và người Việt như đã trình bày phía trên.
 
Tóm tắt, chúng ta thấy 2 điểm tương phản nhưng lại đồng thuận với giả thuyết ở đây:
 
-  Người Hẹ và tiếng Hẹ có những đặc tính cho biết họ từng sống gần gũi với người Hán tộc, xuất xứ từ miền cực Bắc nước Tàu, nhưng:
-  Người Hẹ và tiếng Hẹ lại có những đặc tính khác cho thấy họ không thuộc Hoa tộc mà lại có bà con rất gần với nhóm Bai Yueh (Bách Việt) ở Hoa Nam xưa, và nhất là với tộc Việt của người Việt Nam.
 
Sau đây chúng ta sẽ sưu tầm thêm những cặp tối đa tiêu biểu giữa tiếng Hẹ và Việt. 
 
Tiếng Việt
Tiếng Hẹ
Ngôn ngữ khác #
GHI CHÚ
bò (ngưu)
ngiu
ngâu (QĐ)
mưa ngâu (Ngưu lang Chức nữ). *
dạ 
za  // ya **
shi
Dạ = vâng. Hẹ có âm [z]
dùng (use)
zung // yung **
yong
Hẹ có âm [z] => [Dz] phát âm Bắc
chiếm
chim
zhan
xâm chiếm
muỗi (con)
mun
wenzi (QT), Muh (Kh), nyaMuk (Mã Lai)
Muỗi (V) gần Hẹ, Khmer, Mã Lai hơn quan thoại.
hưu (nghỉ)
hiu // hieu
hiu (Pk) jau (Qđ) xiu (Qt) 
[hưu] gần Hẹ nhất
gả
ga
jia
dựng vợ gả chồng. Hẹ y hệt Việt
gắp
gap
gap (QĐ)
gắp = dùng đũa gắp đồ ăn. Gần Hẹ.
hả
ha
hor  (QĐ)
what? = hả. Anh đó hả?
kết (thúc)
ged // ked
jie shu
Việt= Hẹ. [g]= [k] // [d]= [t] tắc âm
kiều (cầu)
kiao
qiao
Hẹ có âm [K]. Quan thoại không có.
nghiêm (túc)
ngiam
yian
để ý Hẹ có âm đầu /ng/ và cuối /m/
phổi
fui
fei
Hẹ phát âm [pui]= [fui] cho 'phổi'
phạm (tội)
fam
fan zui
để ý tiếng Hẹ có phụ âm cuối 'm'
quạ (chim quạ)
vu-a
wu ya
[vu-a]=> quạ. Hẹ có âm [V] thay [W]
giếng
jiang
zing (Qđ) jing
Việt = Hẹ > Qđ & Qt
ngông (ngu)
ngong / ngo
ngong / ngoh (QĐ)
Thái cũng giống: [ngo]. Hẹ có [NG]
hùng (dũng)
hiung
iong (Pk) xiong
Hẹ[H] như Việt, tương ứng [X] QT
lạnh
lang
leng
âm [L] Hẹ, không phân biệt âm [N]
Nam (south)
Lam
Nan
Hẹ có âm cuối /M/. QT không có
mong (hy vọng)
mong
xi wang
wang => vọng
buá (phủ)
bu
fu
(hammer). Búa (V) = Bu (H) > QT
gặp (kiến)
kian
hian (Pk) jian
[k] V = [k] Hẹ, âm không hơi thở
sát (giết)
xad
sha
Âm [d] cuối Hẹ rất giống [t] Việt  
bạt (bộp tay)
pok // pak
p'a (NV) phah (Pk) pai
bạt tay => tiếng gốc Hẹ & Hoa Nam
lũy (đồn lũy)
lui
lui (Pk) leoi (Qđ) lei
Việt = Hẹ = Phúc Kiến (Pk)
vãn (kết)
van
oan (Pk) wan
[v] Việt= [v] Hẹ, tương đương [w] Qt
kiện (tụng)
kien
kian (Pk) gin (Qđ) jian
[k] Hẹ = [k] Việt. QT dùng âm [j]
khoa học
khox hok
ke xue
Hẹ có âm [KH]. /K/ QT có hơi thở
có thể
kon theux
ke yi
Hẹ [k] giống âm [c] trong 'có'
học sinh (sanh)
hok xang// xien
hok xaang(Qđ) xue sheng
Âm [sh] V = âm [sh] QT
 
CHÚ THÍCH:
# Pk = Phúc Kiến;  Qđ = Quảng Đông;  NV = Ngô Việt (Chiết Giang, Giang Tô, Thượng Hải)
# Kh = Khmer
# Âm Quan thoại (Phổ thông) không có dấu ngoặc.
** Để ý tất cả âm bắt đầu bằng /Y/ quan thoại, khi chuyển sang Hẹ phân cực thành 2 âm /y/ và /z/
 
Từ bảng đối chiếu các cặp tối đa những từ tiếng Việt và Hẹ ở trên, chúng ta có thể thấy:
 
1.  Tiếng Việt và tiếng Hẹ rất giống nhau. Sở dĩ tiếng Hẹ còn giữ được nhiều nét giống tiếng Việt hơn hầu hết các thứ phương ngữ Bách Việt khác là do ở tính ít chịu hội nhập của người Hẹ với người Hán, cũng như những tộc người chung quanh, như người Hmong, Yao, Quảng Đông, Hồ Nam, v.v. Người Hẹ vẫn thường được gọi một thứ Do Thái của Trung Hoa.
 
2.  Tiếng Hẹ có rất nhiều âm giống với các phương ngữ tộc Yueh, chứ không giống tiếng Hán quan thoại ở phía Bắc. Đặc biệt:
   (a) Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Quảng, Hẹ và các phương ngữ gốc Yueh (Âu và Lạc) còn giữ âm [NG] - trong khi Hán quan thoại không có.
Thí dụ: [ngiu] = [ngâu] = ngưu = bò; [ngiam] = nghiêm;  [ngo] = ngu, ngố
   (b) Âm [g] tiếng Việt và Hẹ, tương ứng với âm [j] quan thoại.
Thí dụ: [gai] = [ji] = gà;  [ga] = gả (gả chồng) = [jia] qt.
   (c) Như tất cả các phương ngữ tiếng Hán, Hakka không có nhị-âm cuối theo dạng [ay] hay [uy] như tiếng Việt. Điểm này cho thấy ảnh hưởng quan trọng của hạ tầng Môn-Khmer. Một thứ tiếng có âm cuối theo dạng [uy] [ay]: [camay]: cái / mái; [Malay]: Mã Lai; [licay]: đàn ông, chồng; [nei]: nầy. Theo trích dẫn trong bảng phía trên: 'Đồn lũy' mang âm cuối [uy] có tương đương âm Hakka [Lui], không phải [uy].
   (d)  Hakka cũng có âm đầu [h] y như tiếng Việt, trong khi tương đương trong quanthoại là âm [X]: hùng=> hiong (Hẹ)=> xiong (qt); học sanh=> hok xang (Hẹ)=> xue sheng (qt); hưu=> hiu (Hẹ)=> xiu (qt).
   (e)  Hakka có âm đầu [K] không-hơi-thở y như tiếng Việt. Quan thoại không có, mà chỉ có [k]-hơi-thở, thông thường viết theo Việt quốc ngữ phải kèm [h] thành => [Kh]. Thí dụ: kiều (cầu)=> kiao (Hẹ)=> qiao (qt); kết=> ked (Hẹ)=> jie (qt); kiện=> kian (Hẹ)=> jian (qt). KHoa học=> KHox hok (Hẹ)=> Ke xue (qt) {để ý [K]-qt có hơi thở}; khẩu (miệng)=> khieu (Hẹ)=> Khau (Pk)=> Kou (qt). {[kh] Việt= [kh] Hẹ = [k] qt}
   (f) Từ 'búa' một lần nữa cho thấy tính bất chợt của tiếng Hán-quốc-ngữ. 'Búa' thường xem một từ thuần Nôm, nhưng thật ra thuần ...Hẹ. Tiếng Hẹ là [Bu] rất giống 'Búa', trong khi Hán Việt gọi [phủ] bắt chước quan thoại [Fu].
   (g) Tiếng Hẹ cũng mang một 'tật' chung của các phương ngữ miền Hoa Nam, trong việc thiếu phân biệt giữa tử âm [L] và [N]. Trong tiếng Việt, cũng có nhiều khu vực y hệt như vậy: - Anh nàm gì thế? Thay vì: - Anh làm gì thế? theo kí âm của quốc ngữ. Thật sự theo thiển ý, đã từng trình bày nhiều lần trước đây, phân biệt âm [L] và [N] hoàn toàn không cần thể hiện trong môi trường Nôm, hoặc Hán, không dựa trên thứ chữ cái a-b-c. Cả hai (l và n) đều là âm nứu, một biên (l) một mũi (n), có cách phát âm lưỡi va chạm vào nứu ở những vị trí rất giống nhau. Ở bảng trên, ta thấy (hướng) 'Nam' người Hẹ có thể thoải mái đọc [Lam], y như người Quảng Đông. Để ý âm cuối 'Nam / Lam' là [m] trong khi quan thoại chỉ toàn [n]=> [Nan].
 
Toàn bộ âm cuối {p  t  k  m  n  ng  nh}
 
Bảng so sánh phía trên cũng cho thấy phần nào tiếng Hẹ giữ vững toàn bộ âm cuối p, t, k, m, n, và ng, y hệt như tiếng Việt. Trong khi Quan thoại chỉ có hai âm cuối /n/ và /ng/.
 
Xin xem thêm chi tiết về âm cuối qua bảng so sánh sau:
 
âm cuối
Việt
Hẹ
QuảngĐông
Quanthoại
Mân (PK)
Ghi Chú
p
thiếp
ziap
tsip
gie
chhiap
qt không p
p
pháp
fap
fat
fa
hoat
p => p
t
luật
lut
leot
lu
lut
qt không t
t
thất
sik
sat
shi
gek
t => k (Hẹ)
k
thạch
sak
sek
shi
chieh
k <=> k
k
ngọc
ngiuk
yuk
yu
gek
k <=> k
k
bích (vách)
biak
bek
bi
piah
qt không k
k
mực
met
mak
mo
bak
k => t (Hẹ)
m
chìm
chim
zam (zhầm)
zhen
sim
qt không m
n
kiến (gặp)
kian
jin
jian
hian
qt có 'n'
ng
hướng
hiong
hoeng
xiang
hiong
qt có  'ng'
 
Bảng so sánh trên cho thấy tiếng Việt và Hẹ có chung tất cả âm cuối {p  t  k  m  n  ng} như các phương ngữ Hoa Nam, trong khi quan thoại chỉ có 2 âm cuối {n   ng}.
 
Tiếng Việt còn có thêm âm cuối {nh} như trong: lanh tanh, nhanh, canh, nhánh, v.v. Theo thiển ý do ở ngôn ngữ hạ tầng và bản địa của nhóm Môn Khmer (thí dụ: inh-jut= nặng nhọc; inh-tsơng= thon thả). Theo trang web [7], một số chi bộ tiếng Hẹ vẫn còn giữ âm đầu [ny] tức [nh] y như tiếng Việt: nhanh nhẹn, nhăn nhó như khỉ, nhằm nhò, ... Cũng giống tiếng Môn-Khmer: [nyai] => nhai; [nyou]=> màu nâu (tiếng Việt lột mất âm [y]); [Nyunt]=> phát âm kiểu Việt: [Nhunt], tên một họ Miến Điện (Myanmar).
 
Phân cực phát âm từ bên Tàu
 
Trước khi kết thúc ba bài về người Hakka, chúng ta hãy lướt qua vài lối phân cực trong cách phát âm một số chữ hoặc từ trong tiếng Việt. Đề tài này thật ra rất rộng, đã được phân tích nhiều trong loạt bài 'Từ chữ Nôm đến quốc ngữ', và ở đây xin liên kết với phân cực tương tự trong tiếng Hẹ.
 
Tóm tắt các thứ phân cực như giữa âm [V] & [Bj], [Y] & [Dz], các từ [Chu] & [Châu], v.v.,  đều có đồng bệnh giữa các phương ngữ tiếng Hoa với nhau. Các tôn sư quốc ngữ, có thể vì một số lí do nào đó, đã khuyến khích duy trì các phân cực này, trong việc truyền bá chữ quốc ngữ cho người nước Nam vào thuở ban đầu.
 
1. Âm  [V] & [Bj]
 
Người Việt phía Bắc phát âm những từ như: về, vợ, vui, voi, văn, vững vàng, vách, ... hoàn toàn theo âm [V] của quốc tế như Vérité (Pháp) hoặc Verification (Anh). Người phía Nam phát âm [V] như kiểu phiên âm quốc tế [Bj] (hoặc chữ cái Hi-Lạp 'beta') - đọc ra như âm [By]: byề, byợ, byui, byoi, byăn, byững byàng, biách, ...
 
Hãy xem 'Vân Nam' và 'Lĩnh vực'.
Vân Nam: Quảng Đông đọc 'Wen Lam' - Quan thoại, 'Yun-Nan': Phân cực âm [W] và [Y]
Lĩnh Vực: Quảng Đông phát âm 'Ling Wiq', trong khi Quan thoại, 'Ling Yu'. [W] & [Y].
 
Phát âm chữ V theo kiểu [Bj], như 'Beauty [Bju:ti]' Anh ngữ, hiện vẫn còn giữ trong nhiều từ thuộc tiếng Mường. Thí dụ: Bua [bjua] => Vua; Biết [bjiết] => Viết; 
Bải [bjải] => Vái, v.v.. Theo một vài lí do kĩ thuật của ngành ngữ học, khi kí âm sang dạng a-b-c các tôn sư đều lột bỏ âm thứ 2 của [Bj] và chỉ giữ lại [B]: ông Bua = ông Vua.
Âm [Bj] cũng đã hiện diện trong tiếng bản địa xưa nhất: Môn Khmer, và còn tồn tại đến ngày nay trong các tiếng Myanmar và Khmer. Thí dụ:
- Myanmar (Miến Điện): byaun-de = đổi xe (vận chuyển), bya-de = màu xanh
- Khmer (Cam-Bốt): biak = chữ (word); raw-biang= hành-lang
 
Ở phần trên chúng ta cũng đã thấy phát âm [Byách] Nam Bộ của từ 'Vách' giống y như phát âm của người Hẹ, và gần với gốc [Bi] quan thoại, và [Bích] Hán đọc theo quốc ngữ, hơn 'vách' rất nhiều.
 
Tra cứu những trang web viết về ngôn ngữ Hẹ cũng cho thấy tiếng Hẹ và một số phương ngữ gốc Lạc Việt, đặc biệt Ngô-Việt (tức Chiết Giang - Giang Tô), hiên vẫn giữ âm [V].
Thí dụ: con 'quạ' tiếng Hẹ có phát âm theo chữ [V] => Vu-a. Trong khi quan thoại và quảng đông (gốc Thái-cổ) không có âm [V]. Chỉ có âm [W]: Quan thoại: [Wu-ya] = con quạ. Tiếng Mường, hoặc Việt cổ: con Way => con Voi. Một Vạn, tức 10000, có âm y hệt trong tiếng Hẹ: [Van].
 
Trong phương tiện ngày nay, người ta có thể phân loại trở lại, từ nào hồi xưa, có khuynh hướng phát âm theo [V] (Việt-cổ) (Van (Hẹ)= vãn (V)= kết), hay [W] (Thái-cổ) (con Woi), từ nào có khuynh hướng phát âm như [Y] hay [Bj], cho cả hai chủng Việt và Thái-cổ (ông Bjua= vua; bjách tường= vách). Bằng cách đối chiếu với các thứ tiếng của người dân tộc và quan trọng hơn hết, tra cứu lối đánh vần trong chữ Nôm như trình bày ở trên.
 
Tóm lại, qua [biák = vách] và [van = vạn = 10000] chúng ta thấy tiếng Hẹ rất giống tiếng Việt, ngay trong phân cực giữa [Bj] và [V] (hay [W]).
 
2. Âm [Y] và [Dz]
 
Phân cực giữa âm [Y] và [Dz] đã được phân tích rất tỉ mỉ trong các bài 'Từ chữ Nôm...'. Từ điển người Hẹ ([7] & [8]) cho thấy người Hẹ cũng phân cực y hệt như vậy.
Nhắc lại ở Bắc bộ, phát âm những từ Việt ngữ bắt đầu bằng chữ 'D' như:
dạ (đêm), diệp (lá ), diều, dầu, dược, dương (dê), dụng (dùng),  ...hoàn toàn theo âm [dz]:
dzạ, dziệp, dziều, dzầu, dzược, dzương, dzụng, ...
 
Và cũng có nhóm (Nam bộ) đọc tất cả theo âm [Y] (quốc tế: [J]):
Yạ, yiệp, yiều, yầu, yược, yương, yụng,...
Quan thoại và Quảng Đông không phân biệt giữa [Y] và [Z] hay [Dz]. Chỉ có âm [Y], thỉnh thoảng biến âm với [W]: Wân= vân= mây => Yun (qt). HẸ: Yun, giống Quanthoại.
 
Nhưng đặc biệt Hẹ phân cực [Y] và [Dz] (kí âm [Z] hay [J] trong từ điển), y kiểu Việt:
 
Có nhóm phát âm theo [Y], y như kiểu Nam bộ:
Ya, yab, yao, yiu, yok, yong, yung,...
 
Và có nhóm toàn theo âm [Z], y như kiểu Bắc bộ (11):
Za, zab, zao, ziu, zok, zong, zung,...
 
Tức người Hẹ cũng có phân cực trong lối phát âm giữa [Y] và [Dz] y hệt như người Việt cho phần lớn các âm quan thoại và quảng đông, bắt đầu bằng [Y]: dung, dũng, dị, v.v.
 
3.  Châu Nhuận Phát và Đông Chu Liệt Quốc.
 
Trong bài 'Từ chữ Nôm' chúng tôi đưa ra giả thuyết sở dĩ có sự phân cực 'Chu & Châu' là do ở phía Nam ưa kị húy Chúa Nguyễn Phúc Chu với tên riêng 'CHU' nên đã đổi tất cả những từ phát âm 'Chu' thành 'Châu'. Tra cứu bất cứ quyển từ điển tiếng Hán nào, chúng ta thoạt tiên sẽ thấy có vẻ như có sự lầm lẫn đâu đó của tiền nhân, bởi lí do: Những từ pinyin (quanthoại) ghi [zhou] tức [châu] , phía Việt ngữ thường biến thành 'Chu':
 
Zhou (Châu) = tuần lễ, tuần hoàn. Zhou ji (Châu kỳ)=> Chu kỳ (period, cycle); Zhou nian (Châu niên)=> Chu niên; Zhou Wei (Châu Vi)= Chu vi; Zhou You = Chu du; Zhou En Lai = Chu Ân Lai, đáng lí Châu Ân Lai, Đông Chu đáng lý Đông Châu [15], v.v..
 
Những từ người Hoa gọi là [Zhu] (Chu) , người Việt cũng gọi 'Chu', như 'chu hồng' (màu đỏ thắm) và đôi khi cũng gọi 'Châu':
 
Zhu = ngọc trai => Zhu Bau => Chu báu, hay 'Châu báu';
Họ ZHU: Zhu Yuan Zhang => Chu Nguyên Chương (rất đúng);
Zhu Rong Ji => Chu Dung Cơ. NHƯNG:
Zhen Zhu Gang => Trân Châu Cảng, đáng lẽ phải Trân Chu Cảng. Nhưng bởi 'Trân Châu Cảng' [16] được Việt-hoá trước tiên từ triều đình ở Huế hoặc tại phía Nam, nên 'Trân Châu Cảng' (dùng 'Châu') được dùng luôn từ đó đến nay. Ngoài ra 'Chu' cũng ưa biến thành 'Châu' ngay tại phía Bắc, trong tên riêng: Bích Châu, Hồng Châu, Ngọc Châu, v.v.
 
Hoa: ZHOU (Châu) => Việt: CHU. Hoa:  ZHU (Chu) => Việt: CHU / CHÂU
 
Tiền nhân học tiếng Tàu không đến nơi đến chốn hay chăng? Hay vì ở phía Bắc toàn là thần dân chúa Trịnh không cần kị húy chúa Nguyễn, nên mang khuynh hướng dùng 'Chu' thả cửa? KHÔNG, Không phải.
 
Người Việt biến chuyển 'Châu' & 'Chu' qua lại với nhau, không phải ở kị húy, mà bởi họ là hậu zuệ phần nào của người Hẹ-cổ tức giống Bách Bộc xưa ở bên lưu vực sông Hoàng Hà. Người Hẹ-cổ đã chuyển âm Hoa 'Zhou' thành 'Zhu' và giữ vững 'Zhu' như 'Zhu' (Chu), hay đôi khi 'Châu' trước khi họ zi cư sang xứ Việt cổ. Biến chuyển này nằm gọn trong một biến chuyển thường xuyên hơn giữa các phương ngữ ở Hoa Nam. Đó là biến chuyển giữa âm [iu] và [âu] (hay [ou] hoặc [ao]). Thí dụ: cầu => kiều. Quảng Đông: gau => Phúc Kiến: Kau => Hẹ: Giu / Kieu. Tài tử Andy Lau (QĐ) => De Hua Liu (qt, tức Lưu Đức Hoa). Yêu cầu (V)=> Yau kieu (P.Kiến). Hưu (trí)=> Jau (qđ) => Hiu (Hẹ).
 
Định luật 'au-iu' phát hiện qua loạt bài 'Từ chữ Nôm': 'Nếu một phương ngữ tiếng Hoa có từ mang âm [iu], thế nào cũng có từ tương đương thuộc phương ngữ khác mang âm [au] (hay [ou] hoặc [ao]). Và ngược lại, có [ou] ở chỗ này, thế nào cũng có [iu] chỗ khác'.
 
Do đó khi quan thoại cho âm [Zhou] tức 'Châu':
-         Quảng Đông gọi [zau]
-         Phúc Kiến hay Triều Châu, lại gọi: [Chiu]
-         Thượng Hải: [zhou], và đặc biệt
-         HẸ: [zhiu] hay [ZhU]. [Zhu] chính là [zhiu] lột bỏ đi âm [i] khi đọc tắt và nhanh. Hẹ đọc [Zhu] y hệt như kiểu Việt cho từ cả quan thoại lẫn quảng đông đều đọc [zhâu]. Thí dụ: Mùa Thu, quan thoại đọc [qiu], quảng đông: [tsau] => Hẹ: [tsiu] => lột [i] => [tsu] => THU (mùa Thu).
 
Trong khi đó, lúc quan thoại phát âm [Zhu] tức 'Chu'. Khuynh hướng vẫn giữ nguyên âm [zhu] bởi không phải [zhiu] (để có thể biến qua trở lại với [zhou]):
-         Quảng Đông gọi [zyu] (tức không hẳn là [ziu] để cho phép chuyển sang [zou])
-         Phúc Kiến và Triều Châu gọi [Chu]
-         Thượng Hải: [zhi], và
-         HẸ: [zu] hay [zhu] => Việt: vẫn giữ [Zhu] => 'Chu'.
 
Tóm lại người Việt, đặc biệt phía Bắc, không phải vì lộn xộn kị húy Chúa Nguyễn Phúc Chu, khi họ tống các từ đáng nhẽ phát âm [Châu] luôn hết vào [Chu], nhưng vì họ đã đọc và nói y hệt trung thực với bản năng của người có gốc Bách Bộc tức Hẹ-cổ. Bởi phát âm [Zhou] khi sang phương ngữ Hẹ cổ đã được biến âm hai lớp. Lớp đầu [Zhou] trở thành [Zhiu]. Lớp thứ hai [Zhiu] đọc rất nhanh sẽ bị lột mất âm [i] và trở thành [Zhu], tức [Chu] tiếng Việt. Viva [Châu] * [Chu].
 
TÓM TẮT
 
Trong bài thứ 3 có vẻ khá khô khan này, chúng tôi đã cố gắng kết thúc một lối minh giải rất sâu rộng, lôi ra hết các thành tố quan trọng và chủ lực, để có thể kết luận:
 
Người Hẹ chính là hậu zuệ của nhóm tộc du mục Bộc Việt, ngày xưa sống cuộc đời nay đây mai đó, bên bờ sông Hoàng Hà, sông Bộc, sông Vị, sông Lạc ở miền cực Bắc nước Tàu. Trước sự đàn áp khủng bố khốc liệt của Hoa chủng, họ lần lượt di tản về những nơi khác. Một khối đi theo tộc Hmong (tức Miêu-Yao) sang miền Triều Tiên trở thành một trong ba đám rợ Tam Hàn. Một nhóm khác lần mò về hướng Nam, đa số chia xẻ địa bàn với chủng Thái-cổ tại nước Sở chung quanh sông Dương Tử và sông Hán. Từ đó, trong hằng trăm hằng ngàn năm, họ tản mác di động khắp miền Hoa Nam. Có một số đông chán ngán cuộc đời du mục nên cùng với chủng Thái-cổ xuống sâu phía Nam rồi cuối cùng định cư ở vùng bình nguyên sông Hồng. Nơi đó đã có những người Môn - Khmer, cùng những chi tộc Thái-cổ khác, đến trước rồi.
 
Xin tóm tắt 9 lối lập luận chính đã dẫn đến kết luận rất quan trọng kể trên, như sau.
 
1. Ngạn ngữ: 'Trên Bộc dưới dâu', phổ biến ở Việt Nam hơn Trung Hoa
2. Địa điểm xuất xứ người Hẹ giống y như đám Đông Yi, trong đó có Bách Bộc, sau này xuống Sở, được gọi Bộc Việt. Đông Di có đám nhuộm răng đen, xâm mình.
3. Bách Bộc là dân du mục. Hẹ cũng vậy. Từ Yue = Việt có cách viết bao gồm 'tẩu', nghĩa 'đi, chạy' + 'cái móc' + 'giáo, mác'. Tức Việt, một danh từ riêng, chỉ có thể mang nghĩa 'Một giống dân du mục sống bằng nghề săn bắn'.
4.  Bách Bộc thuộc đám Đông Yi, y như người Hmong (Miêu). Đám Đông Yi di tản sang Triều Tiên. Người Bách Bộc có đám khác chạy xuống nước Sở, rồi về sau cùng chủng Thái-cổ (Âu) di tản tuốt sang xứ Việt cổ. Ngày nay cả ba thứ người Hẹ, Triều Tiên (Hàn) và Việt, nhất là người Hàn, đều thích món 'mộc tồn'.
5.  So sánh về di truyền, nhân chủng cho biết: Người Hẹ có DNA giống thứ của dân Hoa Nam, chứ không giống Tàu. Diện mạo người Hẹ, với tóc dợn sóng, sóng mũi cao, chiều cao khác với Hoa tộc ở miền Hoa Bắc. Chỉ số sọ người Sơn Đông, tức địa bàn ban đầu của dân du mục Bách Bộc rất giống với chỉ số sọ của dân Việt Nam, và trên chỉ số sọ Hoa tộc đến khoảng 5 đơn vị.
6. Sử Việt thường liên kết dân Việt với thị-tộc Việt Thường, nhóm người rất hiếu hoà đã cử đại sứ đem con chim Trĩ đến biếu vua nhà Châu vào khoảng năm 1120 TCN để làm quen. Địa bàn thị tộc Việt Thường này rất gần với kinh đô nhà Châu ở đất Thiểm Tây. Việc họ tặng con chim Trĩ cho thấy họ là dân du mục sinhsống bằng sănbắn. Người Tàu đầu tiên viết Lạc bộ Trãi dùng mô tả Việt tộc, từ kỉ niệm con chim Trĩ ban đầu đó, bởi chữ Trĩ và Trãi có phát âm y như nhau [zhi] trong tiếng Tàu.
7.  Khi Trần Thủ Độ soán ngôi nhà Trần, hoàng thân quốc thích nhà Lý vội vã đánh con bài 'tẩu'. Họ căng buồm chạy về hướng Sơn-Đông / Triều Tiên, và cho rằng đó chính là nơi chôn nhau cắt rốn của tổ tiên họ, tức Việt tộc (nhóm Lạc).
8.  Tại Quảng Bình, có một nhóm người dân tộc gốc Việt mang tên người Nguồn. 'Nguồn' theo thiển ý, chính là âm lệch đi của 'Ngìn'. Trong tiếng Hẹ, [Ngìn] mang nghĩa 'Người'.
9.  So sánh các tài liệu ngôn ngữ thật sâu rộng trải ra trọn 3 bài đã giúp chúng ta kết luận khá vững chắc người Hẹ chính là người Bách Bộc (cũ), và chính là thành phần nòng cốt của chủng Lạc Việt, đã phối hợp với chủng Âu (tức Thái cổ), tạo dựng tiến hoá nên người Việt Nam, trên nền tảng bản địa sẵn có là Môn-Khmer. Ba thứ từ thông dụng chỉ 'con Chó' có thể tóm tắt được thành phần chủng tộc căn bản của người Việt Nam:
Chó <=> MônKhmer, Má <=> Thái-cổ, và Cầy <=> Việt-cổ (tức Hẹ cổ).
 
Tuy nhiên, vẫn còn một điểm khá gay cấn, thật ra lấn cấn, có thể được các học giả Hoa  xử dụng để phản bác thuyết ở đây. Tức là thuyết lôi kéo rủ rê người Hẹ đi nhậu món mộc tồn, rồi nhìn bà con với người Hàn và người Việt. Đó chính là sự kiện từ xưa đến nay người ta rất ít khi, hoặc chưa hề, tìm được xương sọ thuộc chủng Yueh, tức Bách Việt, ở miền Hoa Bắc (phía Bắc sông Dương Tử)  [1].  Bình Nguyên Lộc đi quanh vấn đề này và cho rằng Việt tộc chỉ mới định cư tại Hoa Bắc chừng 5-10 năm thì bị Hoa chủng do Hiên Viên Hoàng Đế lãnh đạo đánh đuổi chạy hết về miền Hoa Nam, hoặc tuốt sang bán đảo Triều Tiên cùng với người Miêu (Hmong) và nhiều đám rợ khác. Lối giải thích này có vẻ rất gượng ép và mâu thuẫn với nhiều dấu vết cho thấy đám Bách Bộc (Lạc Việt bộ Trãi) vẫn còn tồn tại ở Hoa Bắc vào thời Chiến quốc và mãi về sau.
 
Sự thật theo lí giải chúng tôi, tộc Việt thuở chưa ra khỏi địa bàn Hoa Bắc chắc chắn mang tục chôn cất người chết bằng lối hỏa táng. Người Khương, tức Qiang , hồi xưa có khi Hoa tộc gọi Lạc bộ Khương, chính là tộc người chuyên môn việc hoả táng người chết. Khoảng thời gian cách đây 5000-10000 năm và lùi về trước, người Khương có lẽ là tiền thân, hoặc có bà con rất gần với tộc Thái-cổ (Âu) và tộc Việt-cổ (Lạc). Một trong những hậu duệ của người Khương chính là người Chăm, với tục hỏa táng được rất nhiều người biết đến. Một số tộc người Khương thuần túy vẫn còn tồn tại đến ngày nay tại khu vực Tứ Xuyên bên Tàu.
 
Thuyết về Khương tộc cũng rất nhiều. Có thuyết cho rằng người Khương xuất xứ từ miền Tây nước Tàu, và chính họ cũng đã góp phần với các chủng như Hung Nô, Mông Cổ, Tô-kha-res,... tạo nên Hoa chủng. Có thuyết cho rằng họ là tiền thân hoặc bà con rất gần với hai chủng Âu và Lạc thuộc khối Bách Việt xa xưa. Đặc biệt điểm có thể nhìn nhận văn minh người Khương có vẻ phát triển khá sớm. Từ đó chúng ta sẽ không lấy làm lạ để đặt lên một giả thiết rằng khi văn minh Hoa Hạ chưa nổi lên lấn át các nền văn minh khác, có lẽ văn minh chủ lực tại Hoa Bắc chính là văn minh người Khương. Theo đó tục hỏa táng được rất nhiều tộc du mục ở phía Bắc hâm mộ và bắt chước. Trong những tộc xử dụng lối hỏa táng người chết đó, có đám Bách Bộc, tức Hẹ-cổ, thuộc chủng Yueh. 
 
Ghi Chú
 
[1] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu, tái bản tại Hoa Kỳ.
[2] Phạm Quỳnh (1997) Hành trình nhật ký. Ý Việt (France) tái bản. Trong quyển sách này, Phạm Quỳnh đã dùng âm cũ của 'thất' là 'sất'. Ông viết 'sất phu' thay vì 'thất phu'.
[3] Bình Nguyên Lộc trong Quyển Mã Lai [1] cũng đã tổng quát hoá và thu gọn thành 2 đợt di dân đến xứ Việt cổ, cùng một chủng duy nhất Mã Lai, cách đâ 5000 năm và 2500 năm, và hoàn toàn không liên kết với biến động thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Xuất xứ 2 đợt này, rất lộn xộn. Khi thì từ khu vực Tây Tạng ghé Tàu, lúc thì từ Hoa Bắc, và có lúc lại từ nước Sở. Và tất cả các giống dân Đông Nam Á đều mang cùng một chủng: Mã Lai. Theo thuyết giải mã loạt bài này, di tản từ Hoa lục sang xứ Việt cổ xảy ra từ thời xa xưa, và trải ra rất nhiều đợt. Những đợt đông đảo nhất, xảy ra trong vòng 800 năm trước Công Nguyên. Vào các thời điểm đó, rất khó còn một chủng zuy nhất sống trên một địa bàn rộng lớn như miền Nam sông Dương Tử của nước Tàu ngày nay.
[4] Để ý trong các phương ngữ, từ [vong] tiếng Việt có tương đương với [bong] Mân (Phúc Kiến). Cho thấy âm [V] biến chuyển qua lại với âm [B] giữa các phương ngữ Bai Yue (Bách Việt) như kiểu [vách] với [biak], giữa Việt và Hẹ, hay Bắc bộ và Nam bộ.
[5] Qua các phân tích trong loạt bài 'Từ chữ Nôm...' chúng tôi mạo muội cho rằng 'Hán-Việt' là một từ dùng sai trật nếu với hàm ý rằng tiền nhân ở Việt Nam phát âm chữ Hán theo tiếng 'Hán Việt'. Thí dụ: [Mất] từ xưa tưởng là một từ 'thuần Nôm'. Qua bài này, ta thấy [mất] chính là [mok] hay [mong], hoặc [bong] hay [vong]. [Vong] chính là [wang] Hán quan thoại. Như vậy, có phải chăng tiền nhân thật ra phát âm [wang] tức [vong], như  là [mong] hay [bong] hoặc [mok] rồi biến ra [mất] bởi quốc ngữ. Vấn đề tiền nhân phát âm chữ Hán ra sao, từ trước đến nay chưa hề có một cuộc nghiên cứu sâu rộng nào hết. Do đó chúng tôi có khuynh hướng dùng cụm từ 'Hán-quốc-ngữ' để thay cho 'Hán Việt'.
[6] Âm [By] (phiên âm quốc tế [bj]) theo kiểm chứng với lối đánh vần chữ Nôm (xem 'Từ chữ Nôm đến quốc ngữ') đã chiếm đến 50% của những từ đánh vần bắt đầu bằng chữ 'V': vách, vua, vợ, việc, vui,... Đó là âm [bj] trong từ 'beauty' (đẹp) tiếng Anh, người Mường vẫn còn giữ, khá đúng với cách phát âm thời Nôm. Các tôn sư quốc ngữ, đã gộp tất cả những âm [bj], [w] như: con woi, đi wir, wững wàng, ... (gốc Thái cổ), và [v] (gốc Hẹ) lại thành kí âm bằng một chữ 'V' duy nhất. Âm [bj] vẫn được dùng trong quyển từ điển đầu tiên An-Nam-Bồ-Latin của Alexandre de Rhodes (giữa thế kỉ 17), và ngày nay đối với tiếng Mường. Nhưng theo qui luật kí âm của những vị 'sáng chế' chữ quốc ngữ, âm [y] tức [j]-quốc-tế bị lột khỏi [bj], để trở thành 'B' trong lối đánh vần: ông Bua ([bjua] = vua), bà Bợ ([bjợ] = vợ). Việc gộp 3 âm [bj], [w], [v] thành 'V' duy nhất tạo nên phân cực: phía Bắc đọc [v] theo quốc tế, nhưng phía Nam (nhất là Nam bộ) giữ 'phân nửa' kiểu cũ vẫn đọc [bj]. Ở phía Bắc người Mường và một số người dân tộc hãy còn giữ phát âm [bj] cho một số từ có lối đánh vần tiếng Việt bắt đầu bằng 'V'. Điển hình với việc dẹp bớt âm [j] là chữ 'Bưu' trong 'Bưu Điện'. Âm Nôm của 'Bưu' bắt buộc phải là [Byưu] mới đồng thuận với tất cả phương ngữ bên Tàu: Quan thoại: [You Ju]: bưu cục, với [you] => âm [byau] hay [byưu]. Triều Châu: [yiu kuk], Quảng đông: [Yau kuk], Hải Nam: [Jiu dian] (bjiu điện).
[7] http://www.asiawind.com/hakka/language.htm#compared
http://www.sungwh.freeserve.co.uk/sapienti/cjkvnum.htm
[8] Từ điển Hakka trên mạng: sungwh.freeserve.co.uk/sapienti/hdindexc.htm
[9] Tiếng Anh, động từ 'to lose' (mất, thua) cũng mang nghĩa 'chết'. Nhưng cách dùng hơi khác:
-         A fireman lost his life when he tried to rescue three persons still trapped inside the house: Một người cứu hỏa mất mạng khi ông cố cứu 3 người hãy còn bị kẹt trong nhà.
-         The Enemy: 9 dead; our side, we lost 5. Sau một trận đánh, phe địch tổn thất 9 người, trong khi phe ta mất 5. 
[10] Chỉ số sọ tức cephalic index hay cranial index là tỉ số bề ngang tối đa của sọ trên chiều dài lớn nhất, nhân cho 100. Sọ tròn có chỉ số trên 80. Sọ dài, chỉ số 75-80. Tròn hay dài không ảnh hưởng gì đến thông minh hết. Trước khi người ta tìm ra di-truyền thể DNA, chỉ số sọ rất phổ biến.
[11] Trong chừng 60 năm nay, nhiều giới tại và bên ngoài nước Việt Nam, ưa cổ vũ việc thay thế chữ /D/ bằng /Z/. Nhưng rất tiếc, có vẻ không một nhóm nào có thể biện giải đề ra một căn bản lý thuyết hay lịch sử, cho có 'bài bản'. Cũnggiống như hiệntượng thích biến tiếngViệt thành đa-âm, viết haibatừ dínhliềnnhau. Theo thiển ý vấn đề hết sức phức tạp, bởi tiếng Tháicổ không có âm [Z], còn tiếng của tộc Việtcổ phảnánh qua tiếng Hẹ cũng cho thấy tìnhtrạng phâncực 50:50, phânnửa theo [Z] phânnửa theo [Y]. QuảngĐông và Quanthoại chuyên yùng [Y] cho các âm Việt bắtđầu bằng [D]. Hải Nam, có từ dùng âm nằm giữa [Z] và [Dz], có từ lại dzùng [Y]. Thay /D/ bằng /Z/ trong tiếng Việt lại cũng không chínhxác về ngữ-âm. Bởi âm [D] người phía Bắc phátâm có vẻ là 'âm tắc sát tỏ' [Dz] hơn là kiểu âm sát (nứu) [Z] như theo tiếng Anh: haZard, craZy, Zero. Điểm khó khăn khác: Trong khi có thể kiểm chứng tiền nhân phát âm [V] (tức [W]) hay là [Bj] (bà vợ [bjợ]), qua đánhvần chữ Nôm, kiểmchứng âm [D] rất khó, bởi những từ gốc Hán dzùng 'D' (như: dinhdưỡng) chưa hề và không thể qui về, hoặc đốichiếu riêng với một phươngngữ nào trong tiếng Hoa. Phát âm 'Hán Việt', theo thiển ý, có vẻ lệthuộc vào phátâm quốcngữ, và như sẽ chứng minh trong những bài sau, cũng dựa trên lối phát âm xa xưa, khi người Lạc Việt hãy còn cư ngụ ở miền Hoa Nam.
[12] Randy J. LaPolla (2000) The role of migration and language contact in the development of the Sino-Tibetan language family. IN: Areal Diffusion and Genetic Inheritance: Case Studies in Language Change. Ed. by R.M.W. Dixon & A.Y. Aikhenvald. Oxford University Press
[13] L. Sagart (2001) Gan, Hakka and the formation of Chinese dialects. Centre de Recherches Linguistiques sur l'Asie Orientale. Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales (UMR 8563 du CNRS), Paris - France.
[14] Thí dụ: Chân = cẳng = giò. Tiếng Việt sau nhiều năm, có vẻ phân biệt ra 'giò' để chỉ thú vật: 'giò heo'. Tiếng Hẹ: [ka] => cẳng, và [giok] => giò. Quảng Đông: [geuk] hay [gok] => cẳng & giò. Quanthoại: Jiao => giò. Ngô-Việt: [Tsa] => chân. Môn-Khờ-Me: [Zâng]=> Chân, hay [Kơng]=> Cẳng.
[15] 'Châu Nhuận Phát' giữ vững họ 'Châu' trong tiếng Việt, y hệt như âm tiếng Quảng Đông. Bởi Châu Nhuận Phát tuy người gốc Hẹ, nhưng tên tuổi vang lên như cồn như một tài tử người HongKong. Và người HongKong phát âm họ của tài tử này bằng: [Zhau].
[16] Trân Châu Cảng = Pearl Harbor, thuộc quần đảo Hạ-Uy-Zi. Nhật dội bom vào căn cứ quân sự Mỹ sáng chủ nhật 7 tháng Chạp 1941, khiến Mỹ quyết liệt tham chiến thế chiến thứ II.

 

Email tạm thời bấm vào đây THƠ-BÀI VIẾT-ÂM NHẠC