Hãy sống vui vẻ với những điều ta yêu thích,những điều ta muốn khám phá,những việc ta muốn làm trong khuôn khổ cho phép của thời gian!

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Một làng quê yêu quý!

Làng có 99 khoa bảng

25/04/2010
Đó là làng Khả Lãm, vào thời Lê cùng với thôn Trần Đăng hợp thành xã Cao Lãm, thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên. Ngày nay, Khả Lãm thuộc xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội.


Họ Hoàng lập ấp, Tây Nguyễn khai khoa
Khả Lãm là một làng không lớn, nằm ở vùng đồng trũng, cách xa đường cái quan, lối vào làng quanh co và lầy lội. Nhưng khi vào được làng rồi thì thấy địa thế ở đây khá đặc biệt, một bên là xóm làng, một bên là hơn 100 cái ao tiếp liền nhau thành một tuyến ao cong ôm lấy làng. Người xưa gọi đó là thế Long trì- Phượng các - địa thế phát đạt về khoa bảng.
Theo các cụ cố lão kể, làng có từ thời Lý, thoạt tiên do 2 vợ chồng làm nghề chài lưới đến đây mò tôm, đánh cá, người chồng họ Hoàng. Sau đó, có thêm nhiều người từ các nơi khác đến cư ngụ ở đây. Họ Mai là dòng họ khoa bảng nổi tiếng bậc nhất của làng Khả Lãm. Họ Nguyễn Tây cũng là một dòng họ có nhiều vị đỗ đạt, học vấn và danh vọng lớn, trong đó có Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn, người đầu tiên đỗ đạt và cũng đỗ cao nhất (đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp, khoa Nhâm Thìn 1712), được tặng chức Thượng thư bộ Công và phong tước hầu. Bởi vậy, ở làng Khả Lãm có câu đúc kết lịch sử lập làng cũng là lịch sử khoa bảng của làng: Họ Hoàng lập ấp, Tây Nguyễn khai khoa.
Hiện nay, dòng họ Nguyễn Tây vẫn gìn giữ nhà thờ cụ Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn cùng cuốn tộc phả được viết từ niên hiệu Cảnh Hưng thứ hai, 1741, đời Lê Hiển Tông, có giá trị lịch sử. Tộc phả họ Nguyễn Tây có chép một giai thoại khá lý thú: Bà nội Nguyễn Duy Đôn tên là Huệ Lâm, làm nghề dệt lụa và thường đem lụa đi bán ở chợ Vân. Một hôm, thấy một vị đại quan trên đường về làng với tàn quạt, võng lọng rực rỡ. Hôm sau, bà sắm cau và trà, đi xin yết kiến vị đại quan. Được gặp, bà trình thưa: “Kính thưa tướng công, chẳng hay tướng công là người thế nào mà được vinh hiển đến thế?” Vị đại quan trả lời: “Ta xưa kia vốn nhà nghèo. Nhưng vì chăm học mà giỏi, đi thi được đỗ cao, nên có vinh hiển như vậy”. Bà Huệ Lâm ra về với quyết chí cho con ăn học. Bà còn mua sẵn võng, lọng để con cố gắng học mà thi đỗ. Dốc lòng giúp con đèn sách, nhưng con trai bà là Nguyễn Duy Tuấn chỉ đỗ tiểu khoa (Tú tài). Nhưng lòng quyết tâm của bà đã truyền lại trong gia đình, đến cháu đích tôn là Nguyễn Duy Đôn đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.
Bà Huệ Lâm còn có người cháu gái, chị ruột Nguyễn Duy Đôn, lấy chồng người họ Mai và sinh ra Mai Danh Tông và Mai Nghĩa Chính (sau đổi tên là Mai Trọng Tương). Cùng với cậu ruột Nguyễn Duy Đôn, Mai Danh Tông và Mai Trọng Tương đều đỗ đại khoa. Do vậy, ở Khả Lãm có câu: “Tam Tiến sỹ đồng triều”, là một niềm vinh dự cho làng xóm. Họ Mai ở Khả Lãm còn lưu giữ nhà thờ Mai Danh, nhà thờ Mai Trọng Tương. Trong mỗi nhà thờ, còn đầy đủ hoành phi câu đối cổ và thật trang nghiêm. Riêng nhà thờ Mai Trọng Tương còn giữ được tấm bảng vinh quy từ thời Lê Ý Tông với chữ đại tự sơn son thiếp vàng: Tam giáp Tiến sỹ. Họ Mai còn có nhà thờ song thân của Danh Tông và Trọng Tương cổ kính và rất nghiêm trang, đặc biệt còn lưu giữ được đạo sắc phong từ thời Lê, phong tặng cho ông bà 4 chữ vàng : Nghĩa phương giáo dục, vì đã có công nuôi dạy con: Lưỡng tử đăng khoa đệ Tiến sỹ. 
Làng có 99 nhà khoa bảng


di_tich_lich_su_jpg
(Ảnh nhà bia thôn Khả Lãm Xưa và Cao lãm ngày nay)

Ở làng Khả Lãm còn có tấm bia đá ghi chép về khoa danh của làng do bà Vương Thị Lại, người ở Bắc Ninh về làm dâu ở Khả Lãm vào những năm đầu thế kỷ XX, cung tiến. Chồng bà là Mai Bá Lân, hậu duệ của Mai Danh Tông, Mai Danh Tương. Biết quê chồng là đất văn học, nhà chồng vốn dòng dõi thi thư, gia phả còn có, nhưng chưa thấy bia đá, biết đâu bia đá đã bị thời gian làm cho mai một mất..., bà Vương Thị Lại quyết định mời các nho sinh đương thời lục tìm qua tộc phả của họ Mai và tộc phả của những học khác ở Khả Lãm, ghi chép họ tên và khoa thi từng vị, từ Tiến sỹ, Cử nhân đến Tú tài thời nhà Lê, để khắc vào bia đá. Bia cao 1,6m, rộng 1,2m, khắc ghi tên các vị khoa bảng. Phần các vị đỗ đại khoa (Tiến sỹ) thì ghi đủ từng khoa danh. Vì nhiều quá, phần các vị đỗ trung khoa (Cử nhân) và tiểu khoa (Tú tài), chỉ ghi tên người và viết tắt một chữ “trung” hoặc chữ “tiểu”. Văn bia ghi 3 vị Tiến sỹ, 89 vị Cử nhân và 7 vị Tú tài. Vậy nên người ta nói làng có 99 nhà khoa bảng!
Tuy nhiên, văn bia mới chỉ ghi tên các vị đỗ đạt thời Lê. Còn trước thời Lê và thời Nguyễn nữa? Ở Khả Lãm có một chuyện truyền tụng rằng, vào thời Lê là thời kỳ khoa bảng của làng hiển đạt nhất. Đến năm 1994, nhà nghiên cứu văn hóa Quách Vinh đã đưa ra lý giải hiện tượng này. Ông mải miết tìm đọc những trang sách của tiền nhân, và viết: “Cuốn hương phả của làng Khả Lãm, có những câu:
“…Nào Tiến sỹ, Cử nhân, Tú tài ơn quốc lộc
Đếm rành rành trên một trăm ông.
Đáng giận thay, tên chúa Gia Long,
Non nước ấy, bán cho giặc Pháp
Các nho sỹ, buồn, không hợp tác…”
Thế là rõ, làng Khả Lãm, một làng khoa bảng của thời Lê nhưng lại không có người đỗ đạt thời Nguyễn, đó là do người dân không chịu hợp tác với nhà Nguyễn, không thi cử với nhà Nguyễn... Điều này cũng cho thấy, các vị khoa bảng của Khả Lãm nhiều hơn con số 99!
                                                                                                                                ANH CHI

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Một gia đình người Việt đáng được biết đến

KTS Mai Thế Nguyên: Một người Hà Nội tham gia thiết kế hoàng cung Na Uy Thứ Bảy, 03/04/2010 16:43 Mẹ hiến vàng cho cách mạng, con làm thuê ở Pháp để có tiền đi học
Chẳng mấy ai biết Mai Thế Nguyên từng là cậu ấm trong một gia đình buôn tơ lụa giàu có nổi tiếng ở phố cổ Hà Nội. Mẹ ông - bà Vương Thị Lai góa chồng từ năm 28 tuổi nhưng một mình nuôi năm người con ăn học đàng hoàng và gây dựng cửa hàng tơ lụa Lợi Quyền ở 27 phố Hàng Ngang ngày càng phát đạt. Khi cách mạng tháng Tám thành công, bà Vương Thị Lai đóng góp 109 lạng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ vàng đầu tiên ở Hà Nội. Chính vì thế, ngày 10 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng bà Vương Thị Lai chiếc huy chương hình ngôi sao bằng vàng. Một tấm huy chương đặc biệt - quà tặng của Việt kiều yêu nước ở Trung Quốc gửi biếu Bác Hồ. Bác nói: “Với tấm huy chương này, bà Vương Thị Lai là đại biểu cho lòng hăng hái và hy sinh của người phụ nữ Việt Nam”. Bà Lai tỏ ra rất xứng đáng với tấm huy chương ấy. Sau đó người phụ nữ này còn tiếp tục đem vàng, tiền xây dựng nhà máy giầy Thụy Khuê, nhà máy dệt khăn mặt, mua thóc ủng hộ quỹ cứu đói, ủng hộ bộ đội, giúp tự vệ thành trong những ngày vô vàn gian khó đầu năm 1946. Trong khi đó, hai người con trai của bà Vương Thị Lai đang học ở Pháp đã phải tự đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Mai Thế Nguyên vừa học vừa đi rửa bát thuê trong nhà hàng Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp cử nhân về khoa học tự nhiên, chàng trai này học tiếp ngành dược và khi đang sắp sửa lấy được bằng tiến sỹ thì lại bỏ ngang vì cảm thấy mình không hợp. Thế rồi, Nguyên xin được học bổng 1,5 năm để vào học ở Viện Nghiên cứu cao su của Pháp. Nghỉ hè, Nguyên sang Na Uy chơi và hết cả tiền nhưng may mắn xin được việc làm thêm trong một cơ quan kiến trúc. Nguyên làm việc chăm chỉ và tỏ ra rất có năng khiếu về kiến trúc nên được ông chủ quan tâm. Lần ấy, ông dẫn chàng trai Việt Nam này về quê chơi, hai người ngồi ở một rừng thông xanh mướt. Trước khung cảnh thiên nhiên yên bình của xứ Bắc Âu, Nguyên tâm sự: “ Tôi phải về Paris xin việc nhưng ngại vì ở đó ồn ào quá”. Ông chủ gợi ý: “Sao anh không học kiến trúc ở Na Uy, tôi thấy anh thông minh, có tài”. Chỉ ít lâu sau, Mai Thế Nguyên đã được nhận vào học ở trường kiến trúc danh tiếng nhất Oslo- Thủ đô Na Uy. Đến năm 1969, vốn liếng tiếng Na Uy của Nguyên đã hoàn thiện đến mức đủ để làm một đồ án tốt nghiệp giới thiệu về truyền thống kiến trúc Việt Nam. Luận văn ấy kể về những ngôi nhà cổ ở Bắc Bộ, giải thích vì sao chùa chiền lại thường được làm trên núi cao nhưng bao trùm lên tất cả những hiểu biết về kiến trúc ấy là niềm thương nỗi nhớ Tổ quốc đang ngập chìm trong khói lửa chiến tranh của một người con xa xứ. Phở Hà Nội và “tổng lãnh sự Việt Nam” tại Na Uy Khói lửa chiến tranh ấy dường như đã khiến đất nước Na Uy lạnh giá “nóng” lên bởi những cuộc biểu tình lên án Mỹ xâm lược Việt Nam. Đó là những cuộc biểu tình lớn nhất xứ Bắc Âu, trong đó người dân hô vang khẩu hiệu “Hòa bình cho Việt Nam” “Chiến thắng cho FNL” (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Bài “Giải phóng miền Nam” được dịch ra tiếng Na Uy để hát trong những cuộc biểu tình và trở thành một bài “Quốc tế ca” thứ hai của những năm tháng ấy. Mai Thế Nguyên thường kiệu trên vai mình một cậu bé và đi đầu trong các biểu tình khổng lồ ở Oslo, ngay cả vào các ngày băng giá nhất. Cậu bé ấy là Stoltenberg sau này đã hai lần trở thành Thủ tướng Na Uy. Và giờ đây, thỉnh thoảng đi trên đường phố Oslo, Mai Thế Nguyên vẫn gặp ngài đương kim thủ tưởng đang đi xe đạp. Họ chào nhau và nếu có thì giờ thì dừng lại hàn huyên tâm sự. Đang mạch câu chuyện, ông Nguyên đứng dậy, lấy một chiếc khuy áo có in hai màu cờ xanh đỏ, đưa cho tôi xem: “Đấy là chiếc khuy áo trên đó có dòng chữ “Chiến thắng cho FNL” mà ngày ấy, những người Na Uy biểu tình chống chiến tranh Việt Nam đều đeo trên ngực áo. Năm 1972, ngôi sao điện ảnh Jane Fonda đến Na Uy để tham gia tuần hành biểu tình chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Khi Tổng thống Nixon ra lệnh cho máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, Mai Thế Nguyên lúc đó đang làm cộng tác viên ở phòng thông tin đã báo ngay cho Jane Fonda và nhờ đó họ đã tiến hành ngay một cuộc họp báo lên án hành vi tàn bạo đó. Nhận lời mời của phong trào Việt Nam ở Na Uy, tháng 6/1970, bà Nguyễn Thị Bình - Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn Hội nghị Paris của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã sang Na Uy. Nhờ chuyến đi này, Chính phủ Na Uy đã cho phép Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN thành lập phòng Thông tin (PTT) tại Oslo vào tháng 8/1970. Mai Thế Nguyên lúc ấy đang làm việc cho một công ty kiến trúc với mức lương hậu hĩnh nhưng lại xin nghỉ để làm cộng tác viên cho PTT mà không hề nhận một đồng thù lao nào. Gọi là cộng tác viên, nhưng người đàn ông này đóng vai trò như một cán bộ ngoại giao của ta khi đi khắp Bắc Âu để phiên dịch cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Trong thời gian Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm và làm việc tại Na Uy, ông cũng đã phiên dịch cho người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lúc ấy. Hồi đó nhà Mai Thế Nguyên ở ngay gần cung điện của nhà vua Na Uy và nơi này đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều cán bộ ngoại giao Việt Nam. Hầu hết các đoàn ngoại giao của Việt Nam đến Na Uy thời gian ấy đều ở ngôi nhà này. Rồi các đoàn ngoại giao của Lào, Cu Ba...cũng xem đó như một nơi thân tình nồng ấm ở xứ Bắc Âu lạnh giá để lưu lại. Và hầu như bất cứ một vị khách nào đến ngôi nhà đó đều được Mai Thế Nguyên tiếp đãi bằng món phở Hà Nội do tự tay ông nấu. Bát phở Hà Nội nấu ở xứ Bắc Âu không đầy đủ gia vị như ở quê nhà mà khiến cho khách lẫn chủ cứ rưng rưng... Những ai đã may mắn được vào khu bếp, phòng ăn, phòng trà của Đức vua và Hoàng hậu Na Uy trong hoàng cung có thể không biết rằng quần thể kiến trúc sang trọng hoành tráng này do Mai Thế Nguyên tham gia thiết kế. Mai Thế Nguyên còn tham gia thiết kế nhiều công trình lớn của đất nước Na Uy như Thư viện của đại học Quốc gia, Ngân hàng Quốc gia... Cô dâu Na Uy mặc áo dài Trong những ngày tháng làm cộng tác viên ở PTT, Mai Thế Nguyên đã gặp và yêu một người phụ nữ Na Uy tên là Liv Heidrun và sau đó họ đã kết hôn và sống với nhau hạnh phúc cho đến bây giờ. Người con dâu Việt nam này đã về quê chồng nhiều lần với một tình yêu Việt Nam dường như đã ngấm vào máu thịt. Lần về Việt Nam ra mắt mẹ chồng cách đây đã 20 năm rồi, bà bí mật đi may một bộ áo dài. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, bà vào phòng vệ sinh thay đồ và khi trở ra Mai Thế Nguyên đã ngạc nhiên trong xúc động khi thấy vợ mình trong bộ áo dài truyền thống. Trong trang phục lạ lẫm, bà Liv Heidrun căng thẳng quá, gọi một cốc cafe để trấn tĩnh lại nhưng khi bưng cafe lên tay, bà run run để cafe đổ xuống bộ áo dài. Khi gặp mẹ chồng, bà vẫn mặc nguyên chiếc áo dài ấy, không nói được câu nào, chỉ cầm lấy tay mẹ và khóc. Ông Nguyên thắp nến trong căn hộ nhỏ ở gần hồ Giảng Võ và nói: “Năm nay tôi ở lại Việt Nam ăn Tết. Còn vợ con vẫn đang ở bên Na Uy”. Căn hộ này ông Mai Thế Nguyên bao nhiêu lần “vội vã trở về, vội vã ra đi” mới mua được để có chỗ đi về. Ấy vậy mà, ngày ấy, mẹ ông đã hiến cho Nhà nước biết bao nhiêu là nhà và đất, toàn là những “khu đất vàng” theo ngôn ngữ bây giờ. Có những lúc ông đã thẫn thờ tìm về những căn nhà xưa, đứng ngoài nhìn, nước mắt rưng rưng nhớ hình bóng mẹ... Ông dự định những năm tuổi già sẽ sống nhiều ở Việt Nam để đóng góp những hiểu biết về kiến trúc của mình cho đất nước. Thời gian này, ông đang làm cuốn sổ tay kiến trúc Hà Nội xưa và nay với mong muốn giới thiệu những nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội với bạn bè quốc tế. 10 năm nay, với vai trò Ủy viên MTTQ Việt Nam, ông đã bay qua bay lại giữa Việt nam và Na Uy ít nhất mỗi năm một lần. Mỗi lần về ông lại thấy Hà Nội đổi khác đến giật mình. Hà Nội ngày càng có nhiều nhà cao tầng hơn nhưng để kiến trúc thủ đô đi vào quỹ đạo của những chuẩn mực kiến trúc là điều Mai Thế Nguyên đang trăn trở nhưng ông thấy khó hơn cả việc thiết kế hoàng cung Na Uy. HIỆU “LỢI QUYỀN” 27 HÀNG NGANG (1) 1935 – 1937 Hiệu Lợi Quyền chuyên bán vải, tơ lụa nằm giữa phố Hàng Ngang tại nhà số 27. Hàng Ngang là một phố cổ của Hà Nội, có từ đời Lê (xem bài Phố Hàng Ngang ngày ấy). Nhà này thuê của một người Hoa kiều. Nghe nói khi mới mở hiệu, phải quét dọn mấy buổi mới xong vì bụi ngập cao hàng chục cen-ti-mét, do nhà đóng cửa không có người ở đã mấy năm sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Lúc mới thành lập cửa hiệu bắt đầu dưới hình thức của một công ty cổ phần gồm các ông Nguyễn Như Mậu, Mai Bá Lân, và Vương Xuân Toạ. Dự định khai trương tháng 8-1935. Để lôi cuốn sự chú ý của khách hàng, các chủ nhân tương lai cho in những tờ rơi : trong đó nhấn mạnh đến các ưu điểm cần có của một hiệu buôn là “buôn bán lành nghề, chuyên về tơ lụa vải” ; độ tin cậy mà khách hàng chờ đợi là “buôn tận gốc, bán rất hạ (giá) và thật thà” ; “tên hiệu Lợi Quyền được nhắc đi nhắc lại nhiều lần” để in sâu trong óc khách hàng khi đọc (trích thư gửi ông Mai Thiệu Thuật ngày 14/7/1935). Ngày khai trương ông Thuật, bạn người cùng quê với ông Lân giỏi nghề bốc thuốc và chữ Hán, có mừng đôi câu đối như sau : Cẩm tú sơn hà tư hậu Lợi Kim tiền thời đại trọng thương Quyền dịch nghĩa là : non sông gấm vóc giúp cho ta mối lợi to /thời đại kim tiền chú trọng việc buôn bán, cái hay của đôi câu đối là đã lồng được tên của hiệu Lợi Quyền như yêu cầu của chủ nhân. Đã tích luỹ được kinh nghiệm buôn bán từ khi làm việc cho hiệu Phúc Lợi của cụ Trịnh Phúc Lợi, lại là người khéo ngoại giao ô. Mai Bá Lân nhanh chóng trở thành bạn hàng của các hãng buôn lớn nước ngoài lúc bấy giờ. Hãng châu Âu thì có Denis Frères, Optorg, Diethelm, Ogliastro. Ngoài ra còn giao dịch với các cửa hàng lớn như Đức Nguyên (Tak Yune), Chí Xương (Tzi Cheong) của người Hoa ; như Muthurama (Hàng Đào) hiệu ông Sàm (Hàng Ngang) người Ấn độ. Hiệu Lợi Quyền 27 Hàng Ngang 1937 – 1940 Sau hai năm hoạt động đến tháng 02-1937 ô.Nguyễn Như Mậu rút khỏi công ty. Ông Mậu ra mở hiệu Phát Đạt, nhưng đó là việc sau này. Còn ông Mai Bá Lân trở thành chủ nhân chính thức của hiệu Lợi Quyền. Lúc này có cụ Lý (Nguyễn thị Trung), và ô. Vương Xuân Toạ cùng trợ lực Những năm này nền kinh tế thế giới đã phục hồi. Hiệu Lợi Quyền bây giờ đã trở thành một hiệu buôn lớn. Trong nước địa bàn giao dịch xuyên suốt từ Bắc chí Nam. Hàng của Lợi Quyền bán sang tận Vân Nam, Quảng Châu Văn (Trung Quốc) ; Thakkhet, Vientiane, LuangPrabang (Lào), nhưng hình như không giao dịch nhiều với Cao Miên (Campuchia). Khách mua hàng từ các tỉnh trực tiếp về tận nơi mua hàng, hoặc đặt hàng theo thể thức “lĩnh hoá giao ngân” tức là trả tiền bằng phiếu gửi tiền (mandat) sau khi đã nhận hàng. Mặt hàng bán ra ngày càng đa dạng. Vải thì có vải nhuộm chàm cho khách các tỉnh Hà Giang, Lào Kay, Yên Báy. Có khi các tỉnh Tây Bắc mua nhiều để rồi lại tiếp tục bán đi các tỉnh từ Hoà Bình đến Phong Thổ, Lai Châu để may trang phục dân tộc. Vải kẻ ô (carô) chủ yếu được người vùng Móng Cáy, Tiên Yên và người gốc Hoa tiêu thụ. Hàng đặc sản thì có vải nhung (nhung thường, nhung the), vải len may quần áo tây (Dortmeuil ?) chính hiệu nhập từ châu Âu, lụa bombay (Ấn độ hay Pakixtan) lụa tơ tằm Hà Đông may áo dài phụ nữ, lĩnh (lãnh) đen của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long, đũi tơ tằm An đông. Nhưng hình như các đặc sản không phải là thế mạnh của Lợi Quyền mà các loại vải chúc bâu trắng (calicot), vải mộc, vải nhuộm nâu, nhuộm chàm, nhuộm đen mới là mặt hàng chính. Các loại vải này có khi bán trực tiếp, có khi đóng bưu kiện nhỏ hay lớn với số lượng hàng vài, ba chục kiện mỗi ngày. Để đóng gói các kiện hàng đó phải sử dụng đến hàng chục người làm cả ngày có khi tới 1-2 giờ khuya mới xong việc. Chuyên chở thì đã có một đội chuyên môn, gọi là đội bát tê (từ chữ porteur có nghĩa là người mang vác ở các nhà ga, bến tàu gọi trại đi) đứng đầu là bác Duyệt, một trong những cai bát tê nổi tiếng ở Hàng Buồm, dùng xe bò do người kéo. Bác Duyệt chuyên chở hàng cho Lợi Quyền từ những ngày đầu của cửa hàng cho đến khi bác ấy mất. Người con trai tên là Chinh tiếp tục sự nghiệp của bố cho mãi đến 1954 mới thôi. Đội ngũ phục vụ cũng phát triển cùng với sự lớn mạnh của cửa hàng. Tất cả các vị trong Ban Giám đốc đều tham gia các hoạt động của cửa hàng. Sau này còn có bà Vương thị Lai, phu nhân của ông Mai Bá Lân thường gọi là bà Lân, nhận nhiệm vụ thủ quỹ. Bán hàng có các ông Khuếch, Ngọ, Đảng, Thạch, Hậu đều cùng quê với ông Lân, Thắng ở Quế Dương, bà Nghĩa là em bà Lân (lúc trẻ thường gọi là cô Tẻo). Ông Ngọ sau một cơn đau bụng cấp đi cấp cứu ở nhà thương Phủ Doãn nhưng không qua khỏi có lẽ do bị thủng dạ dày ? ông Đảng là em họ ông Ngọ còn làm mãi cho đến tận năm 1954. Ban thư ký lúc đầu và có ông Thuật (thường gọi là ông Chánh Thuật) ; sau này có ông Bật, em vợ ông Thuật, các ông Tuân quê ở Trần Đăng, ông Mùi. Các ông Thuật, Bật, Hậu chỉ làm trong một thời gian ngắn rồi nghỉ không rõ vì sao. Triện của hiệu Lợi Quyền Trên biểu tượng của Lợi Quyền có hình chiếc thuyền với những cánh buồm. Người bây giờ nhìn biểu tượng đó không thể không liên tưởng đến biểu tượng của thành phố Paris cũng có con tàu buồm với tiêu đề FLUCTUAT NEC MERGITUR bằng tiếng la-tinh có thể tạm dịch là “dù bị sóng vùi dập nhưng không chìm”. Phải chăng số phận của hiệu Lợi Quyền cũng sẽ như thế ? Dù có lúc trồi lên trụt xuống vì sóng gió thời cuộc nhưng tinh thần của những người sáng lập hiệu Lợi Quyền và con cháu sẽ không bao giờ chìm như tiêu đề của TP.Paris vậy ! XƯỞNG SẢN XUẤT Ô LỢI QUYỀN Lợi Quyền trước làm đại lý độc quyền bán ô (dù) cho hãng Diethelm. Cuối những năm 30 do Đại chiến thế giới II lan rộng ở châu Âu, ô của Diethelm nhập về Việt Nam khó bán vì giá thành quá cao. Lúc này Lợi Quyền nghĩ tới việc phải mở xưởng sản xuất ô ở ngay Việt Nam thì mới hạ giá thành được. Xưởng làm ô đặt ngay tại nhà của ông Mai Bá Lân ở Bưởi (Yên thái). Ngôi nhà này rất rộng, mua lại của ông Sáu Tân người làng Bưởi. Ông Sáu Tân đã bán nhà này để chuyển vào Sài gòn. Ngay cổng vào có một lối đi rộng, ở bên trái là một lớp nhà một tầng có gác sân, dùng làm phòng khách có cửa mở ra con đường chính, chạy từ Cầu Giấy qua chợ Bưởi về đến ngã ba Nhật Tân. Bên trái phòng khách còn có một phòng rộng có thể làm phòng ngủ. Qua lớp nhà ngoài này tới một cái sân rộng có một cái giếng nước khá nhiều và trong, giữa sân giếng có một bể xây nối liền với mặt bằng ở trên trong có đặt núi non bộ ; qua sân giếng, trèo lên một tam cấp thì tới một mặt bằng rộng cao hơn sân giếng khoảng 40-50cm có nhà thờ lợp ngói, có vườn hoa bao quanh bởi các luống cỏ tóc tiên. Trong vườn hoa có trồng một cây doi một cây bưởi và một cây hồng bì. Bên phải của vườn hoa còn có một kiến trúc bằng gạch gọi là “cây hương” để thờ thần. Đi hết vườn hoa thì tới các công trình phụ nối với một khu đất còn để trống rộng khoảng 80-100m2 ở bên phải. Địa hình của ngôi nhà giống như một chữ L lộn ngược. Nhà này (gọi tắt là nhà Bưởi) là chỗ nghỉ mát khi ở trong phố quá nóng. Khi mở xưởng ô thiết kế cũ của ngôi nhà đã được sửa lại theo yêu cầu của sản xuất. Nhà thờ được sửa lại làm khu văn phòng hành chính, nhà kho. Vườn hoa vẫn được giữ lại. Nhưng các chỗ đất trống được cải tạo và xây dựng thành các phân xưởng để chế tác các bộ phận khác nhau của cái ô. Các chi tiết bằng sắt đều có thể chế được trong xưởng trừ cán ô bằng song, khâu mạ kền phải thuê cơ sở ở ngoài. Phân xưởng cơ khí chiếm toàn bộ khu đất trống đuôi chữ L ngược với hàng chục máy “cóc” đột, dập, mài, đánh bóng để làm các chi tiết của gọng ô. Ngoài ra còn có các phân xưởng khâu may mái ô. Xưởng sử dụng hàng trăm thợ làm việc ; phong cách làm việc đã có dáng dấp của một cơ xưởng chuyên nghiệp. Giờ làm việc được quy định và niêm yết rõ ràng, có báo hiệu bằng đánh kẻng. Nơi cổng vào có một bảng gỗ to có đánh số để người thợ móc tấm thẻ có số hiệu đã quy định cho mình vào đúng số tương ứng để chấm công. Nhớ lúc đó chưa có các hoạt động văn nghệ như các nhà máy bây giờ, nhưng anh em công nhân đã tổ chức một đội bóng đá để đấu giao hữu với các đội khác trong vùng như nhà máy bia Hommel, Sở xe điện Thụy Khuê v…v. Xưởng do ông Tọa, đã học qua Trường Bách nghệ Hà Nội phụ trách
                                                                                             . -Sưu Tầm-

Email tạm thời bấm vào đây THƠ-BÀI VIẾT-ÂM NHẠC